Page 325 - Di Tích Lịch Sử
P. 325
Trên mặt bằng tổng thể có thể thấy Phủ Trịnh trước đây vốn là một công trình
kiến trúc có quy mô đổ sộ và hoành tráng. Để xây dựng công trình này các chúa Trịnh
đã huy động những kĩ thuật, công nghệ tiên tiến nhất vế các mặt: thiết kế, chạm trổ,
sơn son thếp vàng, điêu khắc hội hoạ...
Phủ Trịnh không chỉ có vai trò là hành dinh của nhà Trịnh mà còn là nơi thờ tự
các đời chúa rất long trọng. Ngày giỗ Thái vương Trịnh Kiểm vào 18/2 âm lịch hàng
năm, con cháu họ Trịnh từ mọi miền đất nước đểu tập trung về đây để tưởng nhớ và tri
ần tổ tiên với tấm lòng thành kính, tiêu biểu cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
trong con người Việt.
Về thăm mảnh đất Bổng Thượng và di tích phủ Trịnh, du khách không thể không
ghé thăm Nghè Vẹt - đền thờ Đại vương Trịnh Ra có từ thế kỉ thứ IX, sau trở thành
nơi thờ các chúa Trịnh. Đền thờ có 12 tượng Vẹt tượng trưng cho 12 chúa Trịnh và 12
bài vị các chúa ở 2 bên, ở giữa là ngai thờ Đại vương Trịnh Ra. Sở dĩ có tên gọi Nghè
Vẹt bởi nơi đây xưa kia có rừng cầy xanh tốt um tùm, Nghè ở vị trí ngoại đê sông Mã,
gần nguồn nước phù sa, có rất nhiều loài chim, trong đó nhiều nhất là loài Vẹt tụ hội
về làm tổ ở khu vực Nghè. Do đó, nhân dân lấy tên loài chim Vẹt để gọi tên ngôi đển
làng mình, thể hiện quê hương “đất lành, chim đậu”, Bổng Thượng là “địa linh” nên
sinh ra “nhân kiệt”. Nghè Vẹt quay hướng nam có sông Mã, lưng tựa vào bờ đê, một thế
đất đẹp và vững trãi. Ngày nay, di tích này hẩu như còn nguyên vẹn.
Nghè Vẹt cách Phủ Trịnh 400 - 500m (nay thuộc xóm Thắng) là công trình kiến
trúc gỗ thế kỉ XVII với đặc trưng kiểu chữ Đinh còn gọi là kiểu kiến trúc hình “chuôi
vồ”. Tiền sảnh có 11 gian được chống đỡ bởi 12 hàng cột lim chạy hết chiểu dài 11 gian,
chiểu rộng có 5 hàng cột, tổng cộng có 60 cột, đường kính mỗi cột 0,40m trên 60 chần
tảng đá chạm hình tròn kít đường kính cột, phán bệ hình vuông mỗi cạnh 0,50m, 12
vì kèo gỗ lim làm theo kiểu chồng rường kẻ truyền. Kẻ truyền có tán lá kê đệm, khoét
lỗ tròn cố định từng hoành tải (đòn tay). Hệ thống xà dọc nối liển các cột với các bộ
vì bằng đục mang cá rất khít.
Hậu cung có 3 gian hai chái với 4 cột theo chiểu dài, 3 cột theo chiểu rộng, tổng
cộng 12 cột liên kết 6 vì kèo cùng thể thức các vì ở tiền sảnh. Một khoảng cách 0,25m
giữa mái sau tiển sảnh và mái trước hậu cung để thông với trời lấy “dương khí”, cũng
có tác dụng để ánh sáng chiếu rọi chống ẩm ướt dc môi trường nhiều cầy nhiều nước
nơi đầy. Trong hậu cung thờ thánh vị Thế tổ Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm là
hiện vật gốc với kích thước khá lớn: cao 0,95m, rộng 0,45m chạm hình mặt trời giữ
vị trí cao nhất trong áng mây. Hai cạnh diềm phần thân thánh vị chạm nổi hình rổng.
Thánh vị ngự trên long ngai với phong cách nghệ thuật khoảng thế kỉ XVIII.
Hiên tiền sảnh và hiên hậu cung lát thểm bằng những phiến đá hình chữ nhật với
kích thước khác nhau đã nhẵn bóng bởi thời gian sử dụng trong nhiều thế kỉ. Tường
gạch bao quanh toàn bộ công trình với diện tích tiển sảnh: dài 16,5m X rộng 5,5m =
90,75m^. Diện tích hậu cung dài 6m X rộng 4,5m = 27m^
ở Nghè Vẹt, mỗi cột đểu có tượng Vẹt cao lớn chầu vê' ban thờ Tổ. Thân Vẹt
vươn cao, chân Vẹt dài như chân Hạc và cũng đứng trên mai rùa. Dưới chân mỗi
Một số b i ticli ÍỊcVi sU - VÂM VtoÁ Việt
c 330 >