Page 328 - Di Tích Lịch Sử
P. 328
xây toàn bằng đá, thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai. Thành cách Thủ đô Hà
Nội 150km vê' phía nam, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 45km về phía tầy - bắc. Từ
Hà Nội, theo Quốc lộ lA tới thành phố Thanh Hoá, sau đó, có thể theo Tĩnh lộ số 45 để
tới khu di tích. Nếu dùng đường thủy, có thể từ biển theo sông Lèn hay sông Mã vào hoặc
từ các huyện miền núi Quan Hoá, Bá Thước cũng theo sông này xuôi xuống.
Đây là một tòa thành đá kì vĩ, cổ kính nằm giữa một vùng cảnh quan tuyệt đẹp.
Với những giá trị lịch sử và văn hoá to lớn, di tích Thành Nhà Hổ đã được Bộ Vàn
hoá xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia ngày 28/4/1962 theo Công văn số 513-VH/
VP. Ngày 27/6/2011, Thành Nhà Hổ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá
Thế giới. Ngày 16/6/2012, lễ đón nhận bằng Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO đã
được tổ chức trang trọng tại khu di tích Thành Nhà Hổ trong niềm phấn khởi, tự hào
của người dần Thanh Hoá nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính Thái sư
nhiếp chính nhà Trần là Hổ Quý Ly (1336 - 1407). Cùng năm đó, Hồ Quý Ly cho di
chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá).
Năm 1400, với sự đăng quang của Hồ Quý Ly, lập ra triều đại Hổ, Thành Nhà Hồ
trở thành quốc đô. Nước Đại Việt được đổi tên thành Đại Ngu. Đến năm 1407, cùng
với sự thất bại trong việc chống lại cuộc xâm lược của nhà Minh, Thành Nhà Hồ thất
thủ, cha con Hồ Quý Ly và Hổ Hán Thương cùng triều đình Đại Ngu bị quân nhà
Minh bắt. Kể từ đó, Thành Nhà Hổ không còn vai trò là kinh đô nữa.
Khu Di tích Thành Nhà Hổ bao gổm một phức hợp các thành phẩn kiến trúc được
xây dựng có tính toán, kết hỢp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên, để
đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho Kinh đô Thăng Long. Ngày nay, sau
hơn 600 năm thăng trầm của lịch sử, tòa thành vẫn hiện diện uy nghi với các tường
thành và cửa thành còn khá nguyên vẹn. Các kết quả khai quật khảo cổ học đã bước
đầu làm xuất lộ nhiều thành phần kiến trúc của kinh đô cổ này. Ngoài thành trong với
tường thành có hào nước bao quanh, dấu tích của các cung điện, đền miếu của vương
triểu bên trong. Khu Di sản Thành Nhà Hổ còn có La thành và Đàn tế Nam Giao.
Đến bây giờ, tất cả chúng ta - những người hậu thế đểu không thể không khâm
phục trước tài nghệ xây dựng thành đá Tây Đô. Với thời gian chỉ vẻn vẹn 3 tháng (từ
mùa xuân 1397). toàn bộ bức thành đồ sộ đã được xây dựng bằng đá khối, trong đó
có những phiến nặng lên tới trên 2 tấn trong khi không có một thiết bị hiện đại vận
chuyển lên cao nào ngoài sức người thuần tuý. Cũng chỉ 3 năm (đến 1400), toàn bộ
kinh thành đã được xây dựng hoàn tất với các điện, đài nguy nga, tráng lệ. Cho đến
hôm nay, kĩ thuật xây dựng thành vẫn là một điểu bí ẩn đối với khoa học xây dựng thế
kỉ XX. Nhìn những phiến đá lớn được mài nhẵn, chổng khít lên nhau, tạo nên bức
tường thành đồ sộ, ai cũng tự đặt câu hỏi không biết người xưa đã sử dụng phương
tiện gì để vận chuyển và nâng lên cao những khối đá lớn như vậy?
Tên gọi Thành Nhà Hồ ngoài việc chỉ chung toàn bộ di sản, còn là tên thường gọi
của tòa thành bằng đá nằm ở trung tâm hay còn gọi là thành trong theo quy hoạch
kinh thành kiểu Đông Á. Với tư cách là cung thành của một kinh đô, Thành Nhà Hồ
Một »ố ticVi lịcVi svr - VẲM VioẮ Vỉệt 'N arni
c 333 >