Page 331 - Di Tích Lịch Sử
P. 331

miên. Tuy nhiên, Huế cũng là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu nam -  bắc nên trong
           các khu vườn của xứ Huế đểu có hoa trái của hai miền. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ
           phía bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn
           lại là sự tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miến.
               Từ  thế kỉ XVI,  do  biến  động lịch  sử  của  dân tộc,  nhiều  cộng đổng người Việt,
           người Chăm và các tộc người khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân lớn, mà tiêu
           biểu là cuộc  “Nam tiến”  lớn nhất  do  chúa Nguyễn  Hoàng vào  lập  trấn thủ trên  đất
           Thuận Hoá, từ đất Ái Tử, Quảng Trị trở vào từ năm  1558. Trong gẩn 400 năm (1558
           -   1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt đầu từ
           lộ Thuận Hoá); là kinh đô của triều đại Tầy Sơn, rồi đến quốc gia thống nhất dưới  13
           triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn
           hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của
           dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỉ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc
           hội tụ về đây, hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một
           bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế,
           người ta nghĩ ngay đến nhữnh thành quách, cung điện vàng son, những đển đài miếu
           vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những
           thắng tích do thiên nhiên khéo tạo.
               Nằm  bên  bờ bắc  của  con  sông  Hương,  hệ  thống kiến  trúc  biểu  thị  cho  quyển
           uy của chế độ trung ương tập quyến Nguyễn gồm ba tòa thành  (Kinh thành, Hoàng
           thành, Tử cấm thành) lồng vào nhau, được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên
           suốt từ mặt nam ra mặt bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết
           hỢp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một
           khung cảnh thiên nhiên kì thú với nhiểu yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức
           người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế -  núi Ngự Bình,
           dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cổn Bộc Thanh.
               Kinh thành Huế được Vua Gia Long và đại thần Nguyễn Vàn Yến tiến hành khảo
           sát thực địa vào hai năm 1803 và 1804. Đến mùa hè năm 1805, công trình bắt đầu được
           khởi công xây dựng với địa bàn nằm trên khu vực hai chi lưu của sông Hương là Kim
           Long và Bạch Yến; với mặt bằng nằm trên khu vực 8 làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân,
           Diễn Phát, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Quá trình xây dựng kéo dài
           không liên tục cho đến tận  năm  1823  mới cơ bản hoàn thành dưới triều vua Minh
           Mạng với sức lao động của hàng vạn lính và dân phu từ khắp các tỉnh, thành trong cả
           nước, mà chủ yếu đến từ miền Trung.
               Kinh thành Huế đựơc xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với
           mặt trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc của
           dân tộc Việt Nam xuất phát từ Dịch Lý và thuật phong thủy dựa vào các thực thể thiên
            nhiên để tạo các yếu tố hài hoà về phong thủy như núi Ngự là Tiển Án, sông Hương
           là Minh Đường, cồn Hến và cổn Dã Viên lần lượt là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ
           và quay mặt về hướng nam theo một quy định của sách Chu Dịch; “Vua quay mặt vể
            phía nam để cai trị, hướng vê' lẽ sáng để làm việc nước”. Vòng tường thành với chu vi


                                   Mdt tò w ticli lịcVi sử -  VẲM VioẮ Vi^t N A m
                                              c 33 6  >
   326   327   328   329   330   331   332   333   334   335   336