Page 332 - Di Tích Lịch Sử
P. 332
10.571m được xây bó bằng gạch được xây dựng kiến trúc Vauban hay “thành lũy hình
ngôi sao” với 24 pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng, với một hệ thống hào
nước phức tạp. Sau đó, Kinh thành được liên tục tu bổ, xây dựng thêm công trình mới
vào các năm 1836, 1839, 1842, 1844, 1846, 1848. Chức năng chính của Kinh thành
dùng để phòng vệ, phục vụ sinh họat của triều đình và nhà vua. Dù chịu sự tàn phá
dữ dội của bom đạn, mà đặc biệt là năm Mậu Thân (1968), nhưng cụm công trình này
vẫn tổn tại với đẩy đủ diện mạo của nó. Những công trình chính trong Kinh thành là:
Kì đài - Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của Kinh thành Huế thuộc phạm vi
pháo đài Nam Chánh, là nơi treo cờ của triều đình. Kì đài được xây dựng vào năm Gia
Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xáy dựng Kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kì
Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, Kì Đài thường là nơi
đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyển ở Huế.
Trường Quốc Tử giám nằm cạnh Văn miếu, mặt hướng ra sông Hương. Năm
1803, Vua Gia Long xây dựng Đốc học đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện
Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng 5km vê' phía tây. Đây được xem là trường
quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời Vua Duy
Tân, Quốc Tử giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía đông nam
Hoàng thành
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845, thời Vua Thiệu Trị, nằm trong cung
Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế), là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền
(cày ruộng) mỗi đẩu xuân. Đây cũng là nơi Vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi,
đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh.
Viện Cơ mật là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ tam phẩm trở
lên, là đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc
đầu đặt ở nhà tả vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885, Viện phải dời đi đến nhà của
Bộ Lễ, rổi Bộ Binh, và cuối cùng là vể chùa Giác Hoàng cùng với toà Giám sát (của
người Pháp) và Trực phòng các bộ nên gọi là Tam toà. Hiện nay Tam tòa nằm ở địa chỉ
23 Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, ở góc đông nam bên trong Kinh thành Huế,
hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tổn Di tích Cố đô Huế.
Hoàng thành và Tử cấm thành là hai không gian có liên hệ chặt chẽ với nhau và
Tử cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành, nên thường được gọi chung là Hoàng
thành hay Đại Nội. Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với
mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất là Ngọ Môn - khu vực hành
chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là
Tử cấm thành - nơi án ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Việc xây dựng tường thành được đích thân Vua Gia Long trực tiếp giao cho hai
đại thần Nguyễn Văn Trương và Lê Văn Chất đứng ra đốc thúc xây dựng. Còn các
công trình đền miếu, cung điện quan trọng đểu do các quan lớn như Nguyễn Đức
Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Đức, Lê Công Nga chịu trách nhiệm trông coi. Dưới
thời Vua Gia Long, hẩu hết các công trình cơ bản đã hoàn tất như vê' thờ cúng có Thế
miếu, Triệu Tổ miếu, Hoàng Khảo miếu, điện Hoàng Nhân; các công trình phục vụ
Một 5ố tìcVi lỊcli »vf - VẴM VioÁ Việt N A »ti
C 337 )