Page 333 - Di Tích Lịch Sử
P. 333
việc triều chính, sinh hoạt, giáo dục của quan lại, hoàng gia có điện Cẩn chánh, cung
Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hoà, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện
Trinh Minh, Điện Trung Hoà. Tới thời Vua Minh Mạng, ông đã liên tục nâng cấp xây
dựng hoàn chỉnh thêm nhiều công trình như cung Trường Ninh, Hiển Lâm các, Thế
miếu, dời điện Thái Hoà ra phía trước, xây dựng Đại Cung môn, Ngọ Môn, đúc Cửu
Đỉnh và nhiểu công trình khác như lầu Minh Viễn, sở Thượng Thiện, Đông Các, nhà
hát Duyệt Thị, hoàn chỉnh diện mạo kiến trúc của Hoàng thành và Tử cấm thành. Đời
vua sau đó như Thiệu Trị cũng xây dựng được thêm một số công trình như vườn Cơ
Hạ, nhà hát Tình Quan, hoàn chỉnh nâng cấp Lục Viện và cung Trường Sanh. Tám đời
vua kế nghiệp tiếp theo từ Tự Đức đến Duy Tân, do tình hình đất nước khó khăn, kinh
tế tài chính suy tàn sa sút nên họ chỉ cố gắng giữ những gì mà 3 vị vua đẩu triều để
lại. Tới thời Vua Khải Định và Bảo Đại, họ thực hiện một loạt cải tạo (các cửa Hoàng
thành) hoặc làm mới các công trình kiến trúc (lẩu Kiến Trung, Ngự tiền Văn phòng,
lầu Tứ Phương Vô sự, lẩu lình Minh) theo phong cách phương Tây.
Tại phiên họp lẩn thứ 17 của Uỷ ban Di sản Thế giới, Quán thể Di tích Cố đô Huế
được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới với các yếu tố sau; tiêu biểu cho những
thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng; có giá
trị to lớn vê' mặt kĩ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển
đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới;
một quán thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kì lịch sử quan trọng; kết hỢp chặt chẽ
với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với
các danh nhân lịch sử.
Một 5ố l)i ticVi lịcVi tử - VẪM VioẢ Vỉệt N avm
c 338 >