Page 335 - Di Tích Lịch Sử
P. 335

Phan  Bội  Châu là  nhà yêu  nước,  nhà  tư  tưởng,  đổng  thời  là  nhà  thơ,  nhà văn
          nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỉ XX.  Thành phố Huế là nơi Phan Bội Chầu đã đặt
          những bước chân đầu tiên trên con đường vận động cứu nước và cũng là nơi nhà chí
          sĩ đã sống trong những năm tháng cuối đời. Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài tìm
          đường giải phóng dân tộc, năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng
         Hải (Trung Quốc), lén lút đưa vê' Hà Nội. Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân
         dân cả  nước, thực dân Pháp buộc phải ân xá, đưa ông vê' giam lỏng ở Huế.  15 năm ở
          Huế (1925 -   1940), tên tuổi, con người và hoạt động của Phan Bội Châu đã cổ vũ rất
         lớn tinh thần đấu tranh yêu nước của quẩn chúng nhân dân nơi đây. Hình ảnh “ông
         già Bến Ngự”  gắn liền với những di tích lịch sử  văn hoá liên quan đến cuộc đời và
          sự nghiệp của Phan Bội Chầu như ngôi nhà tranh dốc Bến Ngự, nhà thờ, lăng mộ và
          nghĩa địa mang tên Phan Bội Châu và một số di tích liên quan khác.
             Ngôi nhà của cụ Phan ở dốc Bến Ngự được xây dựng khoảng năm  1926 -   1927.
          Ngôi nhà do cụ tự thiết kế, cụ Võ Liêm Sơn -  giáo viên trường Quốc học đứng ra chủ
          trì xây dựng.  Ngôi nhà có hình chữ  công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh,  tượng
          trưng cho ba kì (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa
          nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.
              Lăng mộ cụ Phan Bội Châu được đích thân cụ định vị sẵn từ năm 1934, nằm ngay
          phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940)
          với số tiền phúng điếu của đổng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng
          ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiểu dài 7m, ngang 5m, có 5 bậc tam cấp cao
          0,8m, cách bình phong phía đấu mộ chừng  Im là tấm bia cao  l,8m, rộng 0,8m, trên
          mặt bia có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.
              Nhà thờ cụ Phan Bội Châu do cụ Huỳnh Thúc Kháng đứng ra xây dựng cùng với
          khu lăng mộ. Nhà thờ được xây dựng phía bên phải nhà ở, nguyên trước đây là ngôi
          nhà rường 3 gian tường gạch, mái lợp ngói liệt. Nhà dài 7,5m, rộng 6m.
              Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm  1956 do cụ Tôn Thất Sa thiết
          kế, bác sĩ Thần Trọng Phước làm trưởng ban xây dựng. Từ đường là một ngôi nhà ngói
          to lớn, đổ sộ, cao khoảng 8m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay vể phía lăng mộ cụ
          Phan Bội Chầu. Mặt trước Từ đường có biển để hàng chữ “Từ đường các liệt sĩ tiển
          bối và Phan Bội Châu tiên sinh”. Hiện nay, ngôi Từ đường đã được Bảo tàng Lịch sử
          và Cách mạng Thừa Thiên -  Huế sử dụng một phần để tổ chức trưng bày vể thân thế,
          sự nghiệp cụ Phan.
              Bức tượng cụ Phan Bội Châu do nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn thực hiện năm 1973
          cùng với sự tham gia của Ban Cán sự Giáo chức và trí thức giải phóng (thuộc Thành uỷ
          Huế), Trường Cao đẳng Mĩ thuật, gia đình cụ Phan và các ban đại diện sinh viên và học
          sinh Huế. Tượng cụ Phan là loại tượng đẩu có kích cỡ lớn nhất Việt Nam, cao 3m, nặng
          4 tấn đổng. Tượng được đặt trên một bệ hình khối chữ nhật cao 2m bằng đá hộc.
              Nằm cách nhà lưu niệm cụ Phan 500m, ngược lên đường Điện Biên Phủ là khu
          bia mộ cụ Phan lập ra năm xưa với mong muốn chôn cất các đổng chí cùng chí hướng.
          Khu an nghỉ có tổng diện tích gần 500m^ bao gốm 45 ngôi mộ. Những ngôi mộ chôn


                                 Mật tố t>i tícti lỊcti từ -  VẲM VtoẤ Vỉệt NíkVH
                                            C   340   )
   330   331   332   333   334   335   336   337   338   339   340