Page 338 - Di Tích Lịch Sử
P. 338

năm 1954, Ngô Đình Cẩn dùng nơi này để biệt giam những người cộng sản và một số
     người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô.
         Các hầm được phân bố trên 2/3 quả đồi, hầm có hình chữ nhật, chiểu rộng bằng
     2/3 chiểu dài cửa hẩm hướng xuống chần đổi. Trừ hẫm số  1 chìm sâu xuống lòng đất,
     các hầm còn lại đểu nổi lên mặt đất từ 1/3 đến 2/3 chiều cao của hầm. Hầm được xây
     dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt, trần hầm có độ dày 0,5m. Những hẩm này còn được
     gọi là chuổng cọp, trong hẩm được chia thành 2 dãy xà lim chuồng cọp, mỗi chuồng
     rộng 0,9m, dài 0,2m, cao  l,5m; phía trên đẩu là một lưới sắt, mỗi hầm có  1  lỗ thông
     hơi nhỏ. Đây là một nhà tù đặc biệt không nằm trong hệ thống nhà tù ở miền Nam và
     nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyển Sài Gòn. ở  đây, mỗi hầm chỉ có một ô cửa sắt
     nhỏ để bọn cai ngục thả cơm xuống cho người tù. Người bị giam xem đây như “nhà
     mổ sống” quanh năm không có ánh sáng, thiếu không khí, mùa hè nóng như hỏa lò,
     mùa đông mưa dột, nước ứ đọng ngập lạnh buốt như dao cắt; chuột bọ, muỗi, rắn rết
     cùng chung sống với tù nhân, mùi hôi thối bốc lên đến ngạt thở.
         Tại Chín Hầm, đã có hàng nghìn người yêu nước chống lại chế độ thực dân, đế
     quốc xâm lược đã bị giam cầm và giết chết. Trong số này, hầm số 7 là một điển hình
     trong  hệ  thống hẩm  ngục.  Ngô  Đình  Cẩn  đã  cho  cải  tạo  thành  những xà lim  kiểu
     chuồng cọp chỉ vừa 1 người (l,8m X  l,8m X   l,8m). Dưới bàn tay của tên bạo chúa Ngô
     Đình Cẩn, chúng không từ một thủ đoạn nào hòng khuất phục ý chí, tinh thẩn yêu
     nước của các chiến sĩ cách mạng. Tội ác của chúng được gói gọn trong hơn ba ngàn
     câu thơ trong tập thơ “Sống trong mô” của tác giả Nguyễn Dân Trung (Nguyễn Minh
     Vân) -  một nhân chứng sống sót từ nhà ngục Chín Hầm trở vê. Tập thơ thực sự là bản
     tố cáo tội ác của tập đoàn gia đình trị họ Ngô, gây xúc động bao người; là sự kính phục
     những chiến sĩ cộng sản trung kiên, trọn đời vì Đảng, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng
     dân tộc; là tấm gương sáng cho mọi người học tập.
         Chín Hầm là nơi lưu giữ nhiểu bằng chứng lịch sử sinh động, cụ thể về tội ác của
     ngụy quyển Sài Gòn dưới thời kì của Ngô Đình Diệm; có tác dụng giáo dục lớn vê thái
     độ, tình cảm cho các thế hệ sau.
























                             Một 5ố    ticVt lịcVi sừ -  VẲM VioÁ Việt
                                        C   343  >
   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343