Page 329 - Di Tích Lịch Sử
P. 329

đã được thiết kế rất công phu và được xây dựng vững chắc, kiên cố.  Thành có bình
            đổ gần vuông, mặt chính quay về hướng đông nam, với đường trục chính theo hướng
            đông bắc -  tây nam, lệch bắc 45°. Hai tường thành phía nam và phía bắc dài 877, Im
            và 877m, hai tường thành phía đông và phía tây dài 879,3m và 880m. Thành có chu vi
            3513,4m và diện tích 769.086m^ (khoảng 77ha).
                Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng đông, tây, nam, bắc gọi
            là cổng tiền, hậu, tả, hữu. Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả. cổng mở ra
            ba cửa, cửa giữa rộng 5,8m cao 8m, hai cửa hai bên rộng 5m cao 7,8m. Tất cả các cổng
            đểu được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ u, bằng đá xanh đen mài hình múi bưởi, nhờ
            trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau. Các cánh cổng đểu được làm bằng gỗ
            lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá. Tất cả các bức tường thành đểu
            cao trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m. Tường thành xây bằng những viên đá khối
            lớn 2m X  Im X (0,7m). Những viên đá quá nặng phải đắp đất lên mới xây dựng được.
            Mặt trong thành lèn đẫt đày như đắp đê. Từ cửa nam có một con đường lát đá hoa chạy
            xuyên suốt trục bắc -  nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là
            nơi dựng đàn tế Nam Giao của triểu Hồ.
                Theo ghi chép của sử sách, trong nội thành có nhiều công trình kiến trúc quan
            trọng như điện Hoàng Nguyên  (nơi nhà vua ngự triều); cung Nhân Thọ  (nơi ở của
            thượng hoàng), Đông Cung (nơi ở của thái tử), cung Phù Cực (nơi ở của hoàng hậu),
            Đông Thái miếu (nơi thờ tổ họ  Hồ), Tầy Thái miếu  (nơi thờ họ ngoại là Trần Minh
            Tông và Trần Nghệ Tông),  đàn Xã tắc...  Nối giữa các  công trình này là  những con
            đường lát đá. Các câu chuyện dân gian và các địa danh cũng gợi nhắc đến một số kiến
            trúc và các khu vực có các chức năng khác nhau, phục vụ cho đời sống sinh hoạt trong
            thành như Ao Vàng, Ao Gạo, Đội Đèn, Nhà Ngục....  Có lẽ đó là các kho tàng,  chòi
            thắp đèn, nơi canh giữ tù nhân.
                ở  khoảng trung tầm tòa thành, hiện còn lại đôi rồng đá, được phát hiện vào năm
            1938 trong lúc làm con đường đi xuyên từ cửa nam lên cửa bắc (đường 217). Đôi rổng
            này vốn là một cặp thành bậc cửa của một kiến trúc quan trọng trong thành. Chúng đã
            bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đẩu. Đôi rồng đã bị mất phần đầu do chiến tranh. Phấn
            còn lại có thân dài uốn lượn hình sin, mình phủ vảy hoa, bờm dài, bốn chân có móng
            sắc nhọn... là đặc điểm của rổng tượng trưng cho quyển lực nhà vua ở thời Trẩn và thời
            Hồ nói riêng, cho các vương triều Việt Nam nói chung. Đầy cũng là cặp rổng kiến trúc
            Hoàng cung sớm nhất của Việt Nam được phát hiện cho đến nay.
                Thành Nhà Hổ không chỉ là ngôi thành bằng đá kì vĩ mà dưới góc độ mĩ thuật còn
            là “một trong những tác phẩm đẹp nhất của kiến trúc An Nam” như L. Bezacie đã viết về
            nghệ thuật Việt Nam. Các chuyên gia của trường Đại học  Showa (Nhật Bản) cũng đánh
            giá Thành Nhà Hổ là “di tích kinh thành được kiến tạo bằng đá hùng vĩ nhất”. Thành
            Nhà Hồ cũng là một thành luỹ kiên cố nhất, độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu
            vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kì cuối thế kỉ XIV -  đầu thế kỉ XV. Hiện nay,
            Thành Nhà Hồ là một trong số ít các di tích kinh thành còn lại trên thế giới còn gần như
            nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đẫt về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc.


                                   Một tè &ỉ ticVi lỊcVi từ -  VẪM VioẮ Việt N A m
                                              C   334  )
   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334