Page 319 - Di Tích Lịch Sử
P. 319

Lam Kinh  được xây dựng ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  (1418  -   1428)
        giành thắng lợi. Lúc này, Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên
        hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Cũng cùng thời điểm ấy, ông cho xây dựng ở quê hương
        đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai là Lam Kinh hay còn được gọi là Tây Kinh.
        Vẽ thực chất, Lam Kinh chính là một nơi để tưởng niệm, thờ tự của các triều vua Hậu Lê.
            Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía nam nhìn ra sông
        Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Khu Hoàng
        thành,  cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục nam -  bắc, trên một
        khoảng đất đồi gò có hình dáng giống chữ vương trong chữ Hán. Bốn mặt xây thành
        có chiểu dài 314m, bể ngang 254m, thành phía bắc xây phình ra thành hình cánh cung
        với bán kính 164m, thành dầy trên Im.
            Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng lOOm còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên
        6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc,
        móng tường thành còn lại dẩy l,08m, qua cổng thành khoảng lOm đến một con sông
        đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và
        điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng việt dư địa chí xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông
        có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng yêu, không ai dám lấy. Trên sông có bắc một cây
        cẩu tên là Tiên Loan Kiểu hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cẩu có nhà,
        thành dáng Thượng gia hạ kiều, qua cẩu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia
        dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng
        phía bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.
            Từ cầu Bạch đi vào, khu chính của di tích Lam Kinh được chia thành ba phẩn nằm
        trên ba bậc theo thế dốc của triển đổi: ngọ môn và sân rồng, chính điện (thờ cúng) và
        trên cùng là khu lăng mộ, trong đó có Vĩnh Lăng (lăng mộ Lê Lợi).  Phía sau lăng là
        cánh rừng cổ thụ kéo dài đến chân núi.
            Trước  Ngọ  môn  có  hai  con  nghê  đá  đứng  canh.  Nền  Ngọ  môn  rộng  llm   dài
        14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở
        hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo
        được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
        Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỉ lệ quy mô các công trình kiến trúc
        toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu vể kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn
        thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng.
            Qua Ngọ môn, chúng ta sẽ vào đến sân rổng (còn có tên gọi là sân chẩu). Sân trải
        rộng khắp bể ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện
        tích 3.539,2m^ (rộng 58,5m dài 60,5m).
            Từ sân rổng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có
        chiểu rộng không bằng nhau, lối giữa rộng l,80m, lối bên rộng 1,2Im (xem hình bên).
        Hai bên lối giữa trang trí hình rổng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn
        hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đẩu thể hiện một bờm,  mép  rổng trang trí hình
        râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm
        gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc, gọi là long hí chầu (rồng vờn ngọc). Theo


                               Môt số M tícli lịcVi sử -  VẲM tioẮ Việt "NAtrt
                                          C    3 2 4   )
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324