Page 315 - Di Tích Lịch Sử
P. 315
Long Hưng, Nhà thờ Long Hưng, Ngã Ba Cẩu Ga, Trường Bồ Để, Nhà Trí Bửu, Bến
sông Thạch Hãn, Chốt Long Quang) đã được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích Lịch sử
Quốc gia theo Quyết định 285/VHQĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, di tích này lại
được xếp vào hạng mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Với vị trí chiến lược vể chính trị, kinh tế, quân sự, Thành cổ vừa là công trình
thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ
năm 1809 đến năm 1945. Từ thành có thể đi vào Nam hay ra Bắc bằng đường sông,
đường bộ, đường biển đểu thuận tiện. Lúc đầu, thành được đắp bằng đất. Đến năm
1837, Vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành cổ Quảng trị có dạng
hình vuông với chu vi tường thành dài 2.160m, thành cao 3m, dưới chần dày 13,5m,
đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn gốc thành là
4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa nằm chính giữa 4 mặt thành; tiến,
hậu, tả, hữu xây vòm cuốn, vòm làm bằng gổ lim. Mỗi cửa có chiểu rộng 3,4m, phía
trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có các công trình kiến trúc
như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án sát, dinh Lãnh binh, Ty Phiên, Ty Niết,
kho thóc, nhà kiểm học, trại lính. Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật
nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung
là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các họa
tiết: rổng, mây, hoa, lá... Nơi đây thường để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp
tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyển bảo hộ thì
Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn...
Dưới thời tạm chiếm, Mỹ - ngụy biến Thành cổ thành khu quần sự, làm kho tàng quân
đội và trung tầm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đổng thời mở thêm nhà giam để đàn áp
phong trào cách mạng. Vì vậy, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh chống Mỹ
trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 và các trận chiến đấu oai hùng
của quân và dân ta. Tiêu biểu nhất là cuộc chiến đấu ngoan cường đánh trả các đợt
phản kích tái chiếm Thành cổ của Ngụy quyển Sài Gòn trong suốt 81 ngày đêm mùa
hè đỏ lửa năm 1972.
Chiến công giữ vững Thành cổ Quảng Trị là khúc tráng ca bất tử, đã đi vào lịch sử
đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng nhất. Thành cổ như
một bảo tàng ghi nhận hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân
dần Quảng Trị anh hùng. Trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972), quân địch đã
huy động tối đa lực lượng, phương tiện để chiếm bằng được Thành cổ vì đây là địa bàn
chiến lược, có thể tạo sức nặng mặc cả với ta tại Hội nghị Paris. Không thể thống kê
hết số bom đạn dội xuống mảnh đất này. Trong lửa đạn khốc liệt ấy, Thành cổ Quảng
Trị với chu vi hơn 2.160m là “túi bom” của kẻ thù. Báo chí phương Tây thời bấy giờ
bình luận và so sánh số bom đạn Mỹ ném xuống chiến trường Quảng Trị khoảng 328
ngàn tấn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hirôshima
(Nhật Bản) năm 1945. Ngã ba Long Hưng - chốt bảo vệ Thành cổ phía nam được
mệnh danh là “ngã ba bom”, “ngã ba lửa” mà hết đơn vị này, điểu đơn vị khác quyết
Một số tícVi lịcVi sử - VÀM VtoÁ Việt Nam
c 3 2 0 >