Page 313 - Di Tích Lịch Sử
P. 313
đẩu tiên của tù nhân là bị đưa vào lò rèn, đóng gông, xiểng, cạo đầu; sau đó đưa xuống
casô, cùm lại. Người tù bị bắt làm đủ thứ việc từ đập đá mở Đường 9, làm cẩu cống,
chặt cây, đốn gỗ đến làm vườn, trổng rau, làm thợ mộc, làm đồ mây tre, đồ thêu để
tăng thu nhập cho chủ ngục. Khi đi làm ở ngoài thì cứ hai tù có một lính đi theo canh,
đi cách nhau 5m. Lính canh cầm súng, ngón tay trỏ luôn luôn để sẵn ở cò súng. Một
đoàn tù đi làm không nghe một tiếng nói mà chỉ nghe tiếng xiểng sắt chạm nhau lẻng
xẻng và tiếng chửi bới của lính. Nhà thơ Tố Hữu đã viết lên những dòng văn nói vế nhà
giam này như sau; “Cùng với Sơn La, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo,... Nhà đày Lao Bảo là
một nhà tù nổi tiếng ác độc, được xây dựng ở vùng rừng núi heo hút, đẩy muỗi sốt rét
ác tính, ở miền tây Quảng Trị... Song, với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường
học cách mạng”, Nhà đày Lao Bảo đã trở thành nơi nung nấu lòng yêu nước thiết tha,
rèn luyện ý chí kiên cường của các chiến sĩ cộng sản”.
Ngoài những công trình là chứng tích của một thời đau thương nhưng hào hùng,
Khu Di tích Nhà tù Lao Bảo hiện nay còn có một số công trình mới xây dựng nhằm
phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Cụm tượng đài của nhà điêu
khắc Phạm Văn Hạng với màu son tươi nổi bật trên nến xanh cây lá. Những bức tượng
đầy hồn phách ấy không khỏi ám ảnh những du khách ghé thăm. Năm 1995, ngành
Văn hoá - Thông tin đã cho mở đường, dựng một đài chứng tích nằm cạnh lao c, một
đàn âm hồn để tưởng niệm những người đã hi sinh, nhà bia tưởng niệm Hổ Bá Kiện -
người chỉ huy cuộc bạo động năm 1915. Đến năm 2000, trong chương trình tôn tạo di
tích, một cụm tượng đài tương đối quy mô đã được đầu tư xây dựng cùng với việc quy
hoạch lại khuôn viên, xây nhà đón tiếp, tổ chức trưng bày bổ sung. Ngoài ra, khu di
tích đã được xây dựng thêm nhà đón tiếp, nhà bia và bia ghi danh các liệt sĩ nằm giữa
những tán cầy ngô đồng có tuổi đời ngót trăm năm.
Một t& &í ưdi lịcVi sử - vảti VioẮ việt NAm
C 3 1 8 )