Page 309 - Di Tích Lịch Sử
P. 309
Di tích Đôi bờ Hiển Lương được chính thức khởi động. Việc tôn tạo chủ yếu phục dựng lại
cầy cầu đã được xây dựng năm 1952 theo tư liệu lưu trữ và xây cụm di tích gổm Kì đài, Đổn
Công an, Nhà Liên hợp, cụm Tượng đài “Khát vọng thống nhất”. Bên bờ Nam gồm hình
tượng người mẹ miền Nam và em bé hướng nhìn về bờ Bắc với những chiếc lá dừa nước
vút cao làm nển. Cây cầu phục chế hiện nay được hoàn thành vào ngày 18/5/2003 gổm bảy
nhịp với giàn thép dài 182,97m, mặt cầu lát gỗ rộng 3,28m. Cho đến ngày 30/4/2008, các
cụm di tích đôi bờ Hiển Lương chính thức hoàn thành, bao gổm: cầu Hiển Lương, sông
Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, Nhà Liên hợp, Đồn Công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh,
cụm Tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng...
Cẩu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên Quốc lộ 1A (Km 735) nối liền thôn Hiển
Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thôn Xuân Hoà, xã Trung Hải, huyện
Gio Linh ở bờ Nam. Tính đến nay đã có 8 lẩn cầu được bắc qua sông Bến Hải (từ cây cẩu
gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cầy cẩu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để
lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cẩu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù cây cẩu này
chỉ tổn tại từ năm 1952 đến năm 1967 nhưng nó đã là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia
cắt đất nước. Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954 quy định lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến
Hải là giới tuyến quân sự tạm thời; sau hai năm sẽ thực hiện cuộc tổng tuyển cử để thống
nhất đất nước Việt Nam (quy định vào tháng 7/1956). Vậy mà, cả dân tộc phải thực hiện
một cuộc trường chinh kéo dài hơn 20 năm đấu tranh gian khổ để thống nhất đất nước:
Cách nhau chỉ một mái chèo
Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây.
(Thanh Hải)
Biết bao nhiêu đau thương, tang tóc mà người dân đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
phải gánh chịu. Bao cảnh nhà li tán, chổng Bắc, vỢ Nam: “Cách một dòng sông mà đó
thương đây nhớ - Cách một nhịp cầu mà duyên nỢ cách xa”. Cũng tại đây, từ tháng
7/1954 - 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch và cũng là nơi
diễn ra nhiểu câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc.
Năm 1967, bom Mỹ đã đánh sập cây cầu Hiền Lương cũ. Để phục vụ chiến trường
miển Nam, năm 1974, ta xầy lại cầu mới bằng bêtông cốt thép, mang ý nghĩa cây cầu
thống nhất non sông. Nám 1996, được sự quan tâm của Trung ương, Bộ Giao Thông -
Vận tải đã cho xây dựng cây cầu mới dài 230m, rộng 1 l,5m nằm ở phía tây cầu cũ. Tại
chân cáu cũ ta phục chế nguyên dạng cây cẩu giai đoạn năm 1952 - 1967, làm điểm
đến tham quan của du khách tuyến DMZ (Vùng phi quân sự).
Cùng cây cẩu lịch sử, cột cờ Hiển Lương cũng đánh dấu một kì tích của quân và
dân ta lúc bấy giờ gắn liền với việc bảo vệ và duy trì lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời
giới tuyến. Bên cạnh cuộc chiến “chọi cờ”, “chạy đua” với kẻ thù vể chiểu cao cột cờ và
diện rộng của lá cờ, để bảo vệ cột cờ Hiển Lương chống lại âm mưu đánh sập của địch,
các chiến sĩ Đổn Công an Hiển Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ, nhiểu đổng
chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tổn tại và tung bay trên bẩu trời. Chỉ tính riêng
từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo 267 lá cờ các cỡ. Trong năm
1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ ngụy phá hỏng.
Một số b i tícVi lỊcVi svf - VÀM lioÁ Việt Náim
c 3 1 4 >