Page 312 - Di Tích Lịch Sử
P. 312

Trước đây, khu vực nhà tù là một vùng hoang vu, phía tây là sông Sê Pôn, phía
     đông là núi đá cao chót vót, phía bắc là đổn Trấn Cao thời Nguyễn. Lao Bảo lúc đó vừa
     là đồn trấn ải biên thuỳ phía tây Tổ quốc của nhà Nguyễn, vừa là nơi lưu đày các tội
     đỗ có án phạt nặng.
         Khi thực dân Pháp đặt quyển bảo hộ lên đất nước Việt Nam, đổng thời với việc
     khai thác thuộc địa, trấn áp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, chúng đã
     xây dựng một loạt nhà tù ở nhiều nơi để giam giữ những người yêu nước. Năm 1908,
     thực dân Pháp đã chọn Lao Bảo là nơi xây dựng nhà tù sau khi đặt ách thống trị lên
     xứ Trung Kì. Lúc đầu, Nhà tù Lao Bảo được được xây dựng trên khu đất khoảng lOha;
     dùng để giam những người tham gia phong trào Cẩn Vương, các sĩ phu văn thân và
     một số thường phạm khác.
         Cũng giống như nhiều nhà tù khác ở khắp  nước ta, thực dân Pháp đã tìm mọi
     cách biến Lao Bảo thành một địa ngục trần gian từ cách kiến trúc đến cách thức tra
     tấn tù nhân.
         Ban đầu, Lao Bảo chỉ có hai dãy nhà giam gọi là lao A và lao B bán kiên cố, làm
     bằng tre, gỗ, trát đất, lợp ngói, dài 15m, cao 2m, rộng 5m. Tường đất kín mít, trát toóc
     xi, chỉ có hai cửa lớn ra vào, khi đóng cửa nhà tối om như hầm đá. Năm  1934, Pháp
     hoàn thành việc xây thêm một số khu nhà giam; mỗi nhà lao dài 30m, rộng 6m, giam
     giữ được khoảng 180 tù nhân và khu biệt giam có 13 buồng, mỗi buồng rộng Im, cao
     2,14m. Dưới lao c có một nhà hẩm nằm sâu dưới đất, gọi là casô, từ trần đến mặt đất
     chỉ khoảng 2m, tường xi măng cốt thép kiên cố dày  Im, không có cửa sổ mà chỉ có
     những lỗ nhỏ hình chữ nhật cũng có song sắt chắc chắn. Phòng có một cửa nhỏ vuông
     bằng sắt dày khoảng 0,4m, song sắt cửa sổ to bằng ngón tay đan dọc ngang, dày không
     đút lọt lon sữa bò. Đầy là hầm biệt giam để giam tù chính trị.
         Tuy nhiên, kiểu kiến trúc này khác hẳn các nhà tù khác. Tường xây cao lên cách
     nển chừng 5m, không có cửa sổ, xây hàng hiên chìa ra phía ngoài cả bốn xung quanh,
     xây cao lên khoảng 2,5m, có cửa sổ song sắt và cửa kính. Lính gác đi lại theo hàng hiên
     này, nhìn xuống thấy rõ khắp cả nhà lao. Người tù ở trong nhà lao nhìn lên chỉ thấy
     trời theo cửa sổ trên cao, không thấy gì xung quanh.
         Ngoài ra, trong khu vực Nhà tù Lao Bảo còn có nhà hành xác, nhà tra trấn, hỏi
     cung (nằm ở góc đông nam), nhà cai ngục, trại lính (ở góc tây bắc), nhà dây thép (bưu
     điện), xưởng mộc, xưởng thêu, xưởng rèn và những công trình phục vụ khác.
         Tại đây thực dân Pháp đã dùng những hình phạt dã man thời trung cổ như gông,
     cùm, xiểng xích cùng với chế độ cai trị hà khắc tàn bạo nhất để đàn áp và giết hại các
     lực lượng yêu nước và các chiến sĩ cộng sản. Theo số liệu thống kê chưa được đây đủ,
     từ khi lập nhà tù Lao Bảo cho đến tháng 3/1945, đã có hàng ngàn tù nhân bị thực dân
     Pháp giam giữ tại đầy, trong đó có trên 350 người là tù nhân chính trị bị lưu đày, nhiều
     đảng viên cộng sản đã chết vì không chịu nổi những đòn tra tấn của kẻ thù. Mỗi một
     người hay một tốp tù mới đến, đều phải nằm sấp, úp mặt xuống đất trước cửa phòng
     giấy của chủ ngục, lính canh lục soát hết mọi thứ. Tất cả đổ đạc của người tù mới đến,
     bất kể cái gì, khô hay ướt, đểu gói lại, ghi sổ, đưa vào kho.  Khi mới đến nhà tù, việc

                            Một tố bỉ ticVt lịcVl tử -  V Ă M  VlOẢ Việt N A t H
                                       c   3 1 7   >
   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317