Page 316 - Di Tích Lịch Sử
P. 316

bám trụ đến cùng. Tại ngã ba cầu Ga, 20 chiến sĩ án ngữ đều hi sinh anh dũng. Do mật
     độ bom đạn rất cao và kéo dài nên hầu hết các chiến sĩ tử trận trong Thành cồ Quảng
     Trị đểu bị vùi lấp.
         Sau chiến dịch Thành cổ mùa hè đỏ lửa  1972, toàn bộ Thành cổ gần như bị san
     phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường
     thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Từ năm  1993 -   1995, hệ
     thống hào,  cẩu,  cống, một số đoạn thành, cổng tiền đã được tu sửa, phục chế, hàng
     nghìn cây dừa đă mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được
     xây dựng ở chính giữa Thành cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một
     nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành cổ, phía
     trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm. Dưới chân đài tưởng niệm được gắn
     81  tấm đá khắc 81  ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành.  Bảo tàng Thành cổ cũng được
     xây dựng ở góc phía đông nam. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong
     Thành cổ được tráng xi măng chừa ô trồng cỏ. Thành cổ được người dân trong vùng
     xem là “Đất Tâm Linh”vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương
     các chiến sĩ.
         Nhằm phát huy giá trị của Thành cổ, để ngang tẩm với một di tích được Nhà nước
     xếp hạng Di tích Đặc biệt và làm cho các thế hệ hôm nay và du khách có được cái nhìn
     trực quan về quy mô và kiến trúc của Thành cổ, từ năm 2009, Dự án bảo tồn, tôn tạo
     Khu Di tích Lịch sử Cách mạng Thành cổ Quảng Trị (giai đoạn 2) với vốn đẩu tư gẩn
     200 tỉ đồng đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị thông quá, thời gian triển khai
     dự án kéo dài đến năm 2015. Theo đó, các hạng mục được tôn tạo, xây dựng mới là:
     Bảo quản các di tích gốc như cồng hậu, vết tích tường thành, lao xá, hố bom chứng
     tích;  quy hoạch lại khu Thành  cổ  nguyên  sinh bằng mô hình  (Thành cổ  Quảng Trị
     trước khi bị chiến tranh tàn phá); xây dựng khu tả thực 81 ngày đêm đánh địch phản
     kích ở góc phía tây bắc và đông bắc của thành. Đây là khu vực trọng tầm, tái hiện cảnh
     chiến trường khốc liệt, đẫm máu trong 81 ngày đêm. Tôn tạo nâng cấp nhà Bảo tàng
     Thành cổ ở góc phía đông nam; nâng cấp Đài tưởng niệm trung tâm; tôn tạo xây dựng
     cảnh  quan không gian phía ngoài thành và tôn tạo các di tích thuộc cụm di tích 81
     ngày đêm Thành cổ Quảng Trị... Tổng diện tích đất sử dụng là 250.000m^. Như vậy, ba
     khu vực được Nhà nước đẩu tư để tôn tạo chủ yếu gồm có:
         -  Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc đông nam; tái tạo lại chiến
     trường năm  1972 với hẩm hào, công sự, hố bom... Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên
     tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quần và dân ta.
         -  Khu phục dựng Thành cổ nguyên sinh: ở phía đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các
     công trình cổ, trổng một rừng mai vàng để gỢi biểu tượng non Mai sông Hãn.
         -  Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại
     phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ
     nước, sân chơi...
         Ngày nay,  cảnh quan Thành cổ đã hồi sinh kì diệu,  người xưa thì kẻ còn người
     mất. Về lại nơi đầy, nhiều cựu chiến binh xưa không thể kìm được nước mắt:

                             Một 5ố w tícVi lịcli sit - vẲvt VioẮ Vỉệt 'Navm
                                        ( 3  2  1    )
   311   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321