Page 286 - Di Tích Lịch Sử
P. 286
vị trí có độ cao chừng lOOm so với mực nước biển. Khu mộ với trung tâm là ngôi mộ
của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19/5/1984 đến ngày 16/5/1985. Nhìn
tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lổ. Xung quanh ngôi mộ được ốp
bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những
hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi
được phủ đẩy hoa giấy (được mang vê' trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại
Cao Lãnh - Đồng Tháp). Tại nển sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng
một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả
hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống
như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.
Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng
thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu Di tích Kim Liên, khu lăng mộ
Mai Hắc Đế tạo thành một quần thể di tích lịch sử.
Đứng ở ngoài khu mộ nhìn vê' phía nam thấy rõ dãy núi Thiên Nhận, có thành Lục
Niên của Lê Lợi ở đỉnh Hoàng Tâm, nơi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ẩn dật và Sùng
Chính thư viện ở đỉnh núi Bùi Phong; thấy rõ núi Đụn - nơi có thành 'Vạn An và mộ
của Mai Hắc Đế. Nhìn về phía tây thấy bạt ngàn các đỉnh Hải Thủy, Hổ Cương, Đại
Vạc; chùa Đại Tuệ; thành nhà Hổ. Nhìn vê' phía đông có dãy Đại Hải, Độc Lôi. Phía
đông nam có núi Thanh Lam và cột cờ Trương Phụ trên đỉnh núi.
Đứng ở khu mộ bà Hoàng Thị Loan còn thấy rõ ràng Đan Nhiệm, quê hương
Phan Bội Châu; làng Thông Lạng, quê hương của Lê Hồng Phong; xã Hưng Nhân quê
hương của Phạm Hổng Thái; làng Tùng Ảnh, quê hương của Trần Phú; làng Đông
Thái, quê hương của Phan Đình Phùng; làng Tiên Điển, quê hương của đại thi hào
Nguyễn Du. Đặc biệt vị trí này chỉ cách quê hương bà Nguyễn Thị Kép, bà ngoại của
Bác Hổ ờ làng Kẻ Sía chưa đầy 2km và thấy rõ toàn cảnh quê hương Chung Cự với bảy
làng: Kim Liên, Hoàng Trù, Ngọc Đình, Tình Lý, Vân Hội, Nguyệt Quả, Khoa Cử, đểu
ở quanh núi Chung. Núi Chung có 3 đỉnh, thế núi đẹp như tranh vẽ: “Chung sơn tam
đỉnh hình vương tự” - núi Chung ba đỉnh hình vương tử” (núi Chung ba đỉnh hình
chữ vương).
Môt »ố bi ticVi lịcVi svr - VẢH VioẢ Việt NAm
c 291 )