Page 288 - Di Tích Lịch Sử
P. 288
thuyết. Trung đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung
kiểm soát.
Theo Hoàng Lê nhất thống chí, hổi thứ 15, thì Phượng Hoàng Trung đô còn có tên
là “Trung kinh Phượng Hoàng thành (thành này Quang Trung định lập làm nơi đóng
đô nên mới gọi là “trung đô” hoặc “trung kinh”; còn tên “Phượng Hoàng” là gọi theo
tên ngọn núi ở chỗ xây dựng thành, “tức rú Quyết cạnh đường Bến Thuỷ bây giờ”. Khi
xây dựng Phượng Hoàng Trung đô, Quang Trung có viết chiếu mời Nguyễn Thiếp ra
xem đất. Trong tờ chiếu, có đoạn viết như sau: “Nay Kinh Phú Xuân thì hình thế cách
trở, ở xa trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thẩn nghị rằng, chỉ đóng đô ở Nghệ
An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ làm
cho người tứ phương đến kêu kiện, tiện việc đi về.”
Năm 1788, Quang Trung giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên
Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi Con Mèo (Kì Lân) vì thấy nơi
đây là đất “thiêng” hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh
thờ cúng là: long, li, quy, phượng để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung đô.
Trong Chiếu thư gửi La Sơn Phu Tử, Vua Quang Trung viết; “Nhớ lại buổi hổi loan kì
trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy ở huyện Châu Lộc,
xã Yên Trường, hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới.
Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”. Thực ra, trước khi ban Chiếu chỉ trên, vua Quang
Trung đã nhờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tìm địa thế. Ban đẩu, nhà vua dự định
chọn vùng đất ở Phù Thạch - Nghệ An để xây dựng kinh đô. Khi nhận được tấu trình
của quan Trấn thủ Nguyễn Văn Thận rằng La Sơn Phu Tử chưa chịu xem đất nên công
trình chưa thể khởi công được, Vua Quang Trung liền viết thư trách cứ: “Ngày trước,
uỷ thác cho Phu Tử về Nghệ An xem đất đóng đô cho kịp kì này ngự giá ở Bắc vê' trú.
Sao ta vể tới đó thấy chưa được việc gì? Nên ta hãy hổi giá vê’ Phú Xuân kinh cho sĩ tốt
nghỉ ngơi. Vậy Chiếu ban xuống cho Phu Tử nên sớm cùng ông Trấn thủ Thận tính
toán mà làm việc, xem đất đóng đô tại Phù Thạch... hẹn trong 3 tháng thì xong để tiện
việc giá ngự. Vậy Phu Tử chớ để chậm chạp không chịu xem”. Nhận được Chiếu thư
của Quang Trung, Nguyễn Thiếp liển viết một tờ khải gửi vào Phú Xuân khuyên nhà
vua không nên xây dựng kinh đô tại Phù Thạch mà chọn vị trí khác là Yên Trường. Lời
khuyên của La Sơn Phu Tử được nhà vua đồng ý. VỊ trí được Vua Quang Trung chọn
để xây dựng Phượng Hoàng Trung đô là khu vực núi Dũng Quyết - ngọn núi nằm giữa
núi Phượng Hoàng và núi Kì Lân (còn gọi là núi Cánh Phượng và núi Con Mèo) ở xã
Yên Trường, huyện Chầu Lộc - Nghệ An (nên Phượng Hoàng Trung đô còn có tên gọi
là Trung Kinh Phượng Hoàng).
Phượng Hoàng Trung đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình
thang, chu vi: 2.820m, diện tích: 22ha. Phía ngoài có hào rộng 3m, sâu 3m, thành cao
3 - 4m. Thành Nội xây bằng gạch vổ và đá ong, chu vi gần 1.680m, cao 2m, cửa lớn
mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lẩu rộng, cao 3 tầng, trước có
bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho
việc thiết triều.
Một »ả ticVi lỊcVi svr - VĂM Vioik Việt NAni
c 293 >