Page 291 - Di Tích Lịch Sử
P. 291
cổ của Hồ Thiên Du “nhật chi lệ bất vô chi chúc giả” nghĩa là “sự rực rỡ của ánh sáng
mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được”. Khi mặt trời nhô lên khỏi cổn
cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ nhìn vể hướng đông sẽ thấy con sông lấp
lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều dài hàng trám mét. “Người Đổng Hới vẫn có cái thú
ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như mới thấy
lần đẩu”. Bên cạnh vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên mang lại, cửa biển Nhật Lệ còn
là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Vào những năm đẩu của thế kỉ XI, cửa Nhật Lệ là nơi diễn ra những trận giao
chiến quyết liệt giữa hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành. Đây là địa đầu biên cương,
là cửa ngõ mà hai quốc gia cổ đại ra sức giành giật nhau để nắm thế chủ động cho mỗi
bên. Năm 1044, Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương phía nam, Vua Lý Thái Tông
phải thân chinh đi đánh dẹp. Thủy quân nhà Lý tập kết ở cửa Nhật Lệ. Năm 1069,
niên hiệu Thiên huống báo trượng thứ 2, Kỉ Dậu, trước tình hình nhà Tống (Trung
Quốc) phối hợp với Chiêm Thành ầm mưu xâm lược Đại Việt ở cả hai phía bắc và
nam, Vua Lý Thánh Tông quyết định đánh dẹp Chiêm Thành trước, sau cự Tống. Vua
sai Lý Thường Kiệt làm tiên phong và tự mình thân chinh chỉ huy thủy quân tiến vào
cửa Nhật Lệ và đánh thẳng vào Kinh đô Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ.
Thời kì này, cửa Nhật Lệ thành phố Đổng Hới thuộc châu Địa Lí. Sách Đại Nam
nhất thống chí chép: “... Vua đi đánh Chiêm Thành đến mũi Ma Cô, vụng Hà Não đóng
quân ở cửa Trú Nhạ”.
Năm 1375, Trần Duệ Tông sai Lê Quý Ly điều động quân dân Nghệ An, Tân Bình,
Thuận Hoá vận tải lương thực chuẩn bị đánh Chiêm Thành. Thủy quân của Trần Duệ
Tông vào cửa Nhật Lệ, dừng lại một tháng để luyện tập thủy trận.
Năm 1407, đời Trần Giản Định, tháng 6, Đặng Tất từ Nghệ An tiến vào Tân Bình,
Thanh Hoá đánh tan quân Phạm Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, đuổi theo đến núi An Đại
thì bắt sống được.
Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, thủ quân tập kết ở cửa Nhật Lệ,
để thơ tức cảnh: Nhật Lệ hải tấn
Liễu khóa lên thuyền độ vĩ lư
Phiêu phiêu chính phái trú Hà Cừ
Sa hàn địa lão tà dương ngạn
Sương lẫm phong phi túc thảo khư
Long ngự cửa truyền tiên lí tích
Kính phong do kí hậu Trần Thự
Chỉ kim thiệu bá tuần Nam Quốc
Nhật tích phong cương vạn lí dư.
Dịch nghĩa:
Trời sáng thuyền vua tới cửa sông
Hà Cừ phất phới đóng quân hồng
Đất cằn cát lạnh tà soi bến
Một sấ &i tid i ÍỊcIi sử - VẰM VioẮ Việt 'Naktn
c )