Page 295 - Di Tích Lịch Sử
P. 295
Sau trận chiến đấu ác liệt ấy, con đò mẹ Suốt lại tiếp tục đưa đón cán bộ, bộ đội sang
sông trong những ngày đánh Mỹ. Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, mẹ Suốt
vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ
ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc
Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1.400 chuyến.
Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc,
mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1/1/1967, mẹ Nguyễn Thị Suốt được phong tặng
danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Cuối năm 1968, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, mẹ ngừng công việc chèo đò,
di chuyển lên vùng cao hơn. Ngày 21/8/1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ
tán ở phía nam, cách bến đò cũ 3km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi
Mỹ oanh tạc.
Hình ảnh Mẹ Suốt được nhà thơ Tố Hữu khắc họa qua đoạn thơ:
“Một tay lái chiếc đò ngang
Bẽn sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng Mỹ này mình chẳng thua”.
Như là một bức tranh sinh động vê' chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hình tượng
đó đã được nhân dân Quảng Bình, nhân dân cả nước biết đến như tấm gương tiêu
biểu của bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bến đò mẹ chèo năm xưa đã trở thành một di
tích lịch sử tiêu biểu ở Quảng Bình trong thời kì chống Mỹ với tên gọi thân thương,
kính trọng; Bến đò Mẹ Suốt. Di tích bến đò Mẹ Suốt - bến Cự Hà được công nhận là
Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 97-QĐ ngày 21/1/1992 của Bộ Văn
hoá - Thông tin và Thể thao.
Di tích bến đò Mẹ Suốt nằm ở địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh (phía hữu
ngạn) và gẩn chợ cá Đồng Hới (phía tả ngạn sông Nhật Lệ). Năm 1980, để tưởng nhớ
về một người Mẹ anh hùng của quê hương, Uỷ ban Nhân dân Thị xă Đổng Hới đã
cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm của bến đò để hàng ngày người
dân Quảng Bình đểu được gần gũi bên hình tượng của Mẹ.
Một tấ í>i tieVi lịcVi svr - VÃM ỊioÁ Việt
c 300 >