Page 300 - Di Tích Lịch Sử
P. 300
của Binh trạm 14 thuộc Đoàn 559 đảm nhiệm bến phà này. Đại đội có 125 người, lực
lượng chủ yếu là bộ đội công binh và thanh niên xung phong, phương tiện gồm ca nô
và cầu phao, chủ yếu hoạt động từ 7 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Ban
ngày tránh máy bay địch, tháo dỡ phà cho ca nô kéo vào trú ẩn trong động Phong Nha.
Vũ khí đạn dược có khi cũng tập kết cất giữ luôn trong đó.
Nhận thấy phà Xuân Sơn trên Quốc lộ 15A có vị trí chiến lược quan trọng, giặc
Mỹ đã tập trung đánh phá hết sức ác liệt cả ngày lẫn đêm nhằm nung chảy cái yết hầu
của vùng “cán xoong”, hòng cắt đứt mạch máu giao thông của ta. Bao đổng đội đã hi
sinh, bao chuyến hàng bị cháy nhưng ý chí của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 16 vẫn vững
vàng. Năm 1967, Binh trạm quyết định mở thêm bến phà B mang tên Nguyễn Văn
Trỗi, nhằm noi theo tấm gương anh hùng bất khuất trước kẻ thù của anh. Đảng uỷ,
chi bộ lựa chọn những người ưu tú, gan dạ và dũng cảm, dám hi sinh để trực và chiến
đấu trên bến phà này. Bến phà B cách bến phà A chừng 4km vê' phía thượng nguồn và
cách cửa động Phong Nha khoảng Ikm, như vậy vừa dễ “chia lửa” vừa gẩn hang, cơ
động nhanh hơn...
Không quân Mỹ tìm mọi cách để ném bom hủy diệt bến phà A và B. Riêng tại
bến phà Nguyễn Văn Trỗi, ngoài bom tấn bom tạ chúng còn thả nhiều thủy lôi cùng
các loại bom nổ chậm tinh vi và nguy hiểm khác. Đơn vị thành lập “Đội cảm tử”
thường xuyên rà phá bom nổ chậm để thông phà, thông xe. Không ít đồng chí đã
anh dũng hi sinh trên khúc sông này, máu của các chiến sĩ Đại đội 16 hoà vào dòng
sông Son đỏ thắm...
Du khách đã vào tham quan “Phong Nha đệ nhất động” một lân hoặc nhiều lẩn,
được thưởng ngoạn bao kì quan do thiên nhiên ban tặng, xin hãy một lẩn dừng chân
ngắm bến phà B. Đây chính là kì quan được tạc bằng trí thông minh, óc sáng tạo, lòng
dũng cảm của chiến sĩ và bằng xương máu của biết bao đổng đội đã ngã xuống vì huyết
mạch giao thông, vì miền Nam ruột thịt. 40 năm đã trôi qua, cảnh vật còn đó, bến phà
còn đây, dòng sông Son bình dị vẫn đong đầy bao kỉ niệm khó quên. Không những là
Di sản thiên nhiên thế giới, Phong Nha còn chứa đựng trong đó bao huyền thoại lịch
sử mà ta chưa khám phá hết...
Với ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, bến phà Xuân Sơn được công nhận là Di tích
Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định 236 VH/QĐ ngày 12/12/1986 của Bộ Văn hoá.
Đến thăm bến phà Xuân Sơn cũng có nghĩa là được ghé thăm “Nam thiên đệ nhất
động”, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - di sản thiên nhiên của thế giới, một
điểm đến không thể thiếu được đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên
cạnh đó, còn có những di tích lịch sử nổi tiếng, gắn với những chiến công vang dội
của nhân dân Quảng Bình như: Đường 20 Quyết thắng, Hang mộ 8 thanh niên xung
phong ở km 16; Đường mòn Hổ Chí Minh; Trọng điểm ATP (Cua chữ A, ngẩm Talê,
đèo Pulanhích).
Đường 20 Quyết thắng: Trong hệ thống đường Hổ Chí Minh trên đất Quảng
Bình, Đường 20 Quyết Thắng là một trong 4 tuyến đường nối Đông Trường Sơn với
Tây Trường Sơn có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc chiến tranh giải phóng miền
»h M ticli íịcVi tU - VẢM lioẮ Viẻt Nam
( 305 >