Page 303 - Di Tích Lịch Sử
P. 303
ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỉ XVII - XVIII).
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1634) sau trận kịch chiến với quân Trịnh trên
sông Nhật Lệ năm 1627, tuy thắng, nhưng vẫn rất lo lắng, vì thế lực của chúa Trịnh
Tráng (1623 - 1657) rất mạnh và không từ bỏ ý đỗ thôn tính Đàng Trong, bắt chúa
Nguyễn phải thần phục. Mùa xuân năm 1630, Đào Duy Từ đệ trình kế hoạch xây
dựng lũy Trường Dục để ngăn quân Trịnh. Theo kế của Đào Duy Từ, chúa Nguyễn
đã cho xây dựng chiến lũy bể thế, nhưng vẫn chưa yên lòng. Năm 1631, chúa Nguyễn
lại sai Đào Duy Từ cùng danh tướng Nguyễn Hữu Dật ra Quảng Bình thị sát thế núi,
thế sông vùng Động Hải để xây thêm thành lũy. Sau chuyến đi, các tướng Nguyễn lại
vạch kế hoạch vế việc đắp thêm một lũy mới gọi là lũy Đầu Mâu. Lũy được xây dựng
cao 1 trượng 5 thước, phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía trong đóng cọc tre, đổ đất lên 5
tầng cấp... cứ cách 3 đến 5 trượng lại xây một pháo đài đặt súng thẩn công, cách một
trượng lại đặt một súng phóng đá. Chiểu dài của lũy là 3.000 trượng.
Lũy Thầy gổm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc Thị xã Đồng Hới
và huyện Quảng Ninh.
- Phòng tuyến Trường Dục: Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần
Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiển vòng
xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp
bằng đất sét dài lOkm, cao 3m, chân luỹ rộng 6m. Luỹ được xây dựng theo kiến trúc
chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.
- Phòng tuyến Nhật Lệ: Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa
Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3.000
trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai
đoạn. Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mầu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long
Đại. Đoạn thứ hai từ Cẩu Dài chạy vể đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện
Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đổng Phú, Hải Thành (thị xã Đồng Hới).
- Lũy Trường Sa: Được xây dựng vào nám 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài
bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển
xã Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới), từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh (huyện
Quảng Ninh).
Trên chiều dài 3.000 trượng (12km) của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện
nay chỉ còn lại 3 cửa: Cửa Tấn Nhật Lệ; Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ
Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng và cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng
Bình Quan.
Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm
tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong
thành. Quảng Bình Quan được Vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào
năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước
(lOm), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m),
cao 3 thước (l,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ,
uy nghi ngay cạnh Quốc lộ 1A cách Cấu Dài chừng vài trăm mét vể phía bắc.
Mdt »ố bi ticli lịcli sử - VÃM VioẮ Việt N A fn
c 308 >