Page 298 - Di Tích Lịch Sử
P. 298

Bến phà Gianh nhiều đêm bị tắc, chi đoàn bến phà Gianh phát động phong trào
      đoàn viên làm nòng cốt trong việc mở luổng vượt sông. Bí thư chi đoàn Võ Xuân Khuể
      là người đi tiên phong, lái ca nô mở hết tốc lực lướt nhanh qua bom từ trường, kích
      cho bom nổ đằng sau, mở luồng an toàn cho phà chở hàng, chở xe qua sông.  Hành
      động của anh được ghi nhận bằng câu thơ thật giản dị, nhưng sáng ngời chủ nghĩa anh
      hùng cách mạng:
                                “Giọt máu đỏ quý hơn vàng
                          Nhưng khi Đảng gọi, sẵn sàng hiến dâng”.
         Công việc  đưa hàng,  đưa xe vượt sông ban  đêm  đầy hiểm nguy, vất vả.  Nhưng
     việc ban ngày đưa phà, ca nô đi dấu cũng chẳng kém phẩn gian nan. Lúc đẩu, phải đưa
      phà, ca nô lên tận Thuận Bài, Minh Lệ, La Hà, vừa xa, vừa kém an toàn. Công việc này
      đòi hỏi một cuộc đấu trí vô cùng gay go, quyết liệt. Cuối cùng chiến sĩ bến phà Gianh
      đã tìm ra cách thích hợp. Có chiếc ca nô đậu gần bến bị địch đánh hỏng, ngày ngày
      máy bay Mỹ nhận biết đó là “Mục tiêu chết” không dòm ngó nữa, anh em cho thay
     vào đó chiếc ca nô “sống” và ngụy trang giống như chiếc ca nô hỏng, vậy là lừa được
      địch. Nhưng với con phà, mục tiêu lớn hơn, không thể “chơi trò ú tim” như với ca nô
      được. Các kĩ sư Hoàng Ngọc Bích, Lê Văn Câu... đã tích cực nghiên cứu, vắt óc sáng
      chế đóng mới loại “phà dìm” tại chỗ. Phà có 3 khoang, 2 khoang ngoài có “lổ lù” cho
      nước vào ra được. Khoang giữa để rỗng, bít kín không cho nước vào. Mỗi khi nước vào
      đẩy hai khoang ngoài, phà chìm lờ lững dưới mặt nước, máy bay địch không thể phát
      hiện được mục tiêu.  Tối đến bơm rút nước ra, phà nổi dấn, đưa vào bến hoạt động
      bình thường. Chiếc “phà dìm” ra đời là một sáng tạo có hiệu quả tốt của cán bộ, chiến
      sĩ bến phà Gianh, tiện lợi trong việc cất giấu đã rút ngắn được thời gian chờ đợi, nhờ
     vậy tăng chuyến vượt sông mỗi đêm.
         Mặc dù địch đã huy động đến mức cao nhất lực lượng và vũ khí tập trung đánh
      phá có tính hủy diệt các mục tiêu quân sự, kinh tế... nhưng địch vẫn không ngăn nổi sự
      chi viện của đổng bào, chiến sĩ miền Bắc cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc của
     đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Trong thành tích chung của quần và dân Quảng Bình có
     sự cống hiến xuất sắc của cán bộ, chiến sĩ bến phà Gianh trên mặt trận đảm bảo giao
     thông. Nhiểu gương hi sinh anh dũng, nhiểu hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ
     bến phà Gianh đã xuất hiện, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được phát huy
     cao độ trên mặt trận giao thông vận tải.
         Di tích bến phà Gianh được công nhận là Di tích Lịch sử Cách mạng cấp Quốc gia
     theo Quyết định số 3518/1998 QĐ-BVHTT ngày 04/12/1998 của Bộ Văn hoá -  Thông
     tin.  Hiện nay, cây cầu Gianh 7 trụ, 9 nhịp nối đã được xây dựng thoả theo ước vọng
     ngàn đời của nhân dân, nối hai bờ bình yên nhưng bến phà Gianh vẫn còn đó như một
     chứng tích không thể nào phai mờ trong lòng nhân dân Quảng Bình.








                             Một sè   ticVi lỊcVt sử -  VẲM VioÁ Việt Nam
                                        (   303  >
   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303