Page 297 - Di Tích Lịch Sử
P. 297

giới Bắc -  Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đổn là nơi quân Trịnh mua đổ ăn
           uống và trao đổi hàng hoá. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ
           tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18km, luỹ Trường Dục dài lOkm. Di tích Lũy Thầy, Quảng
           Bình quan, thành quách của thời Trịnh -  Nguyễn nay vẫn còn.
               Sông Gianh tiếp tục gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ của nhân
           dân ta trên đất Quảng Bình. Một trong những minh chứng cho thời kì hào hùng, anh
           dũng nhưng cũng vô cùng đau thương và gian khổ trên dòng sống huyền thoại này đó
           chính là di tích bến phà Gianh.
               Di tích Lịch sử bến phà Gianh nằm ở hạ Lưu sông Gianh, cách cửa biển vê' phía
           tây 2km (bến phà I) và 5km (bến phà II). 'Với vị trí địa lí như vậy, đến với di tích bến
           phà Gianh bằng đường bộ hoặc đường thủy đều thuận lợi. Trên Quốc lộ  lA, bến phà
           Gianh ở tại km 625 + 500, cách Hà Nội 462km vế phía nam, cách tỉnh lị Quảng Bình
           34km vê' phía bắc.  Đi bằng đường thủy, từ cửa biển vào  sông Gianh, ngược vê' phía
           thượng nguổn từ 2 đến 7km là có thể ghé thuyên thăm di tích.
               Năm 1954, hoà bình lập lại trên miến Bắc. Thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương
           chiến tranh, khôi phục kinh tế, bến phà Gianh nhanh chóng được khôi phục.  Bằng
           tinh thẩn lao động cần cù, thông minh, sáng tạo chỉ trong một thời gian ngắn, bến phà
           Gianh bị bỏ hoang từ lâu đã được sửa chữa, phục hổi và đi vào hoạt động.
               Năm 1960, bến phà Gianh xưa không còn đáp ứng được yêu cầu cho việc chi viện
           sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miển Nam, Bộ Giao thông Vận tải quyết định xây
           bến phà Gianh mới, chuyển lên phía thượng lưu, cách bến phà cũ 5km, bờ bắc thuộc
           xã Quảng Thuận, bờ nam thuộc xã Hạ Trạch với quy mô lớn hơn nhiểu so với trước
           đây.  Đây là vị trí sông hẹp nhất (ở hạ lưu) cách xa cửa Gianh 7km.  Bến phà mới có
           tên là bến phà Gianh (hay là bến phà II) bến phà cũ mặc nhiên được gọi là bến phà I.
               Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến
           lược “Chiến tranh cục bộ” ở miển Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
           ở  Quảng Bình, máy bay Mỹ đánh vào cửa Roòn, cửa Gianh. Bộ đội phòng không, hải
           quân và dân quân tự vệ,  các đơn vị và nhân dân trong vùng đã kịp thời tổ chức lực
           lượng phối hợp chặt chẽ đánh trả địch quyết liệt.
               Lúc này, cán bộ chiến sĩ phà Gianh thực hiện vượt sông ở cả 2 bến. Nếu bến phà I bị
           tắc đường thì sử dụng bến phà II và ngược lại. Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng các bến
           phụ, lập phương án điều hành các đoàn xe vượt sông theo các t'mh huống khác nhau được
           chuẩn bị từ trước, ở  các điểm vượt sông đều có phương án “4 trước”: Đê' án thiết kế trước,
           vật liệu thi công chuẩn bị sẵn trước, bố trí lực lượng thi công trước và phân công người chỉ
           huy trước. Nhờ vậy, bến phà Gianh tuy gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mạch
           máu giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở chiến
           trường miền Nam. Khẩu hiệu hành động “Đẩu đội bom, chân bám phà, tay lái, tay súng,
           miệng hát bài ca chiến thắng” đã trở thành phong trào cách mạng trong toàn đơn vị.
               Bằng những việc làm sáng tạo, với lòng dũng cảm trong chiến đấu và lao động của
           các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương, phà Gianh vẫn
           hoạt động thông suỗt, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.


                                   Một «ấ í)i ticVi lỊcVt sử - VẴM VioẢ vtệt NAm
                                             c   302  >
   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302