Page 292 - Di Tích Lịch Sử
P. 292

Sương gió gò hoang ngọn cỏ hổng
                            Vua ngự còn thuyền tích sự kí
                            Quân hùng mãi chép chuyện thơi Trần
                            Tuần nam nay chỉ theo người trước
                            Mở rộng biên cương vạn dặm hồng.
         Trong suốt  50  năm  dưới thời Trịnh  -   Nguyễn phân tranh,  cửa Nhật Lệ có một
     vị trí quan trọng mà bên nào cũng quyết giữ lấy.  Vì vậy, nơi đây đã trở thành chiến
      trường ác liệt giữa hai thế lực phong kiến.
         Năm  1631, Đào Duy Từ vạch kế hoạch cho chúa Nguyễn và tự đôn đốc xây lũy
      Trấn Ninh từ cửa Nhật Lệ đến chân núi Đầu Mâu, lấy sông hói, khe suối mé ngoài làm
      hào rảnh,... lại lấy xích sắt chắn ngang cửa Nhật Lệ và Minh Linh.
         Năm  1633, Nguyễn Hữu Dật đắp lũy Trường Sa thuộc xã Cừ Hà để chống quân
      Trịnh tấn công bằng đường biển. Lũy bắt đấu từ cửa Nhật Lệ chạy theo ven biển đến
      xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh). Cũng năm này, chúa Trịnh là Trịnh Tráng cất quân
      đánh chúa Nguyễn, rước vua Lê đi cùng để khuếch trương thân thế. Chúa Nguyễn là
      Nguyễn Phúc Nguyên đem quân chống giữ đóng quân tại cửa Nhật Lệ.  Quân Trịnh
      đánh lâu không được phải rút lui.
          Năm 1672, Trịnh Tạc uỷ đại quần và vua Lê cùng đi, tiến đánh quân Nguyễn. Đây
      là trận đánh lớn  nhất ở cửa Nhật Lệ trong  50 năm chiến tranh  giữa hai họ Trịnh -
      Nguyễn. Trong trận này, Chúa Nguyễn Phúc Tần huy động 20 vạn quân, cử hoàng tử
      Tâm Phúc là Nguyễn Phúc Hiệp làm nguyên soái; sai Tướng Nguyễn Hữu Dật đóng
      giữ lũy Trường Sa, Tài Lễ đem chiếc thuyền và đóng cọc giữ ở cửa Nhật Lệ.
          Trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược, Đổng Hới cũng là nơi giữ vị trí quan
      trọng, cửa Nhật Lệ là yết hẩu của mọi phương sách để vạch kế hoạch chiến lược lâu
      dài. Vì đây là cửa ngõ phía bắc của Kinh thành Huế. Cửa Nhật Lệ là nơi thực dân Pháp
      hai lẩn tấn công và đổ quần lên Đổng Hới (19/7/1885; 27/3/1947) nhưng đểu gặp phải
      tinh thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm của quân và dân ta. Ngày 18/8/1954, thi
      hành Hiệp định Giơnevơ, quân viễn chinh Pháp buộc phải lên tàu há mồm rút ra cửa
      biển Nhật Lệ. Đặc biệt, cửa Nhật Lệ vinh dự được Bác Hổ nghỉ lại và tắm biển trong
      dịp Bác Hổ vào thăm quần dân Quảng Bình và Vĩnh Linh ngày 16/6/1957.
          Ngày 30/4/1964, đế quốc Mỹ và nguy quân Sài Gòn đổ bộ lên cửa biển Nhật Lệ.
      Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, Quảng Bình là tỉnh tiếp giáp tuyến đầu, cửa
      Nhật Lệ -  thị xã Đổng Hới là nơi có cảng vào ra của tàu thuyền vận chuyển lương thực,
      vũ khí từ Bắc vào chi viện cho miền Nam.
          Nơi  đây đế quốc  Mỹ đã  tập  trung  đánh  phá  ác  liệt.  Các  trận  thủy lôi,  bom  từ
      trường đã ném xuống nơi đây nhưng vẫn không ngăn được mạch máu giao thông trên
      sông, trên biển với những tấm gương anh hùng liệt sĩ Trương Pháp, mẹ Nguyễn Thị
      Suốt... Cửa biển Nhật Lệ được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết
      định số 97-QĐ ngày 21/1/1992 của Bộ Văn hoá -  Thông tin.




                             Một sấ M tícti lịcti từ -  VẲM tioẮ Việt Nam
                                        c   29 7  )
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297