Page 289 - Di Tích Lịch Sử
P. 289
Sách La Sơn Phu Tử nói rõ thêm: “Núi Mèo (tức Kì Lần) làm nến cho đổn gác, thành
phía nam chấp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành.”
Cũng theo sách La Sơn Phu Tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi
làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300m, bờ thành tây dài 450m. Bể
đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
Hoàng đế Quang Trung đã ngự giá đến Phượng Hoàng Trung đô ít nhất là hai lần
vào tháng 5/1791 và tháng 1/1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên
không kịp thiên đô từ Phú Xuân ra Trung Đô.
Với sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, sau khi Vua Quang Trung băng hà,
Vua Quang Toàn lên ngôi không chèo chống nổi cơ đổ trước lực lượng phục thù của
Nguyễn Ánh, có Pháp giúp sức. Nguyễn Ánh lên ngôi và Phượng Hoàng Trung đô
cũng bị lãng quên.
Việc Vua Quang Trung chọn xây dựng kinh đô mới trên đất Nghệ An là một vệc
thể hiện tẩm nhìn chiến lược của Quang Trung. Theo tư liệu cũ thì làng Thái Lão, xã
Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An chính là “đất Thang mộc” của nhà
Nguyễn Tây Sơn. Theo sử cũ, tổ tiên của 3 anh em Tầy Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ từng nhiều đời sinh sống tại đất Hưng Nguyên - Nghệ An. Thời
Trịnh - Nguyễn phân tranh (khoảng 1627 - 1672), trong số những tù binh bị quần
Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong có tổ tiên của 3 anh em Tây Sơn. Thân sinh của
3 anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc. Việc đóng đô ngay tại “đất tổ” sẽ thuận
lợi rất nhiều cho Vương triểu Quang Trung, nhất là việc thu phục nhân tâm. Đồng
thời, suốt bao năm phải trải qua binh đao, khói lửa, người dân Nghệ An rất chán
ghét và căm phẫn tập đoàn phong kiến vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và bè lũ
chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Về mặt hình thể, địa lí, Nghệ An có vị thế chiến lược hết sức quan trọng. Trong
lịch sử, từ khi còn là đất Hoan Châu, Nghệ An từng đóng vai trò “vị trí yết hầu”. Bên
cạnh địa thế địa lí long, li, quy, phượng hội tụ đủ, thì trong Chiếu thư gửi La Sơn
Phu Tử, Quang Trung phân tích: Nay kinh Phú Xuân thì hình thế cách trở. ở xa trị
Bắc Hà, sự thể rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng: chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ
đường vừa cần, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người
tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi vể... Tiên sinh xét rõ hưng vong, hiểu thông thời
vụ, thì tự hiểu điều ấy.
Với ý nghĩa to lớn như trên, núi Dũng Quyết - Phượng Hoàng Trung đô được công
nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 313VH/QĐ ngày 28/4/1962
của Bộ Văn hoá. 215 năm đã trôi qua, giờ đầy, Phượng Hoàng Trung đô chỉ còn là phế
tích song Phượng Hoàng Trung đô và tên tuổi của người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn
Huệ - Quang Trung mãi mãi trường tổn trong tầm khảm của người dân đất Việt.
Một $è b i ticli lịcVi sừ - VẲM VioÁ Việt N a »t i
c )