Page 285 - Di Tích Lịch Sử
P. 285
Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Bác Hồ. Đây cũng là nơi ghi dấu những kỉ niệm êm
đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hổ Chí Minh.
- Ngôi nhà nơi Chủ tịch Hổ Chí Minh ra đời là ngôi nhà tranh 3 gian nằm
ở góc vườn phía tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất
tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ
có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch
vể phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này cụ Hoàng
Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc vê' văn chương, chữ nghĩa. Gian giữa
sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn
bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường
là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quý của gia đình. Chiếc
khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt
lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng
yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ
đã từng nằm ngủ.
Nơi đây ghi lại những cầu chuyện xúc động vể tuổi thơ vất vả của Chủ tịch Hổ Chí
Minh, vê hai lần bác vê' thăm quê với biết bao kỉ niệm, lưu luyến và vô cùng xúc động.
- Khu nhà bảo tàng trưng bày: Khu Bảo tàng Chủ tịch Hổ Chí Minh tại làng Sen
đã xây dựng khác hoàn toàn các công trình xây dựng năm 1962 - 1963 do kiến trúc sư
Hoàng Như Tiếp thiết kế. Quy mô lớn hơn, công trình xây sau lại cổ kính hơn công
trình xây trước, thiên vể xu hướng kiến trúc đình chùa.
- Bên làng Sen - quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu giữa ngôi nhà cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đày là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen - quê nội Chủ tịch
Hồ Chí Minh dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân
phụ của Chủ tịch Hổ Chí Minh, khi ông đỗ Phó bảng khoa thi hội năm 1901. Trong
ngôi nhà này cụ Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách.
Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị
bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính,
bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi
tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh.
Các kỉ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ phản
gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu
Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ
dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.
Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu
Di tích Kim Liên được Nhà nước 'Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm
qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước
tới viếng thăm.
Khi thăm các di tích tại quê Bác, ta lên núi Động Tranh để thăm di tích mộ bà
Hoàng Thị Loan - thân sinh ra Chủ tịch Hổ chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng
dăy núi Đại Huệ - khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại
Một íố bi ticli tịcli sử - VẲM VioÁ Việt NAm
c 290 >