Page 282 - Di Tích Lịch Sử
P. 282
Minh, đến Cuông mới được trùng tu một cách quy mô và “hoạt động” trở lại. Năm 1995,
sau một thời gian dài gián đoạn, lễ hội đển Cuông được tổ chức trở lại, với quy mô và
tầm ảnh hưởng lớn, thu hút sự quan tâm của của không chỉ người dân ở Nghệ An.
Đến thăm đển Cuông, du khách còn được nghe câu chuyện có thật vể con hạc trắng
và cá voi huyển thoại. Đúng ngày khai mạc lễ hội đển Cuông năm 1995, trong khi mọi
người đang nô nức ngắm nhìn màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, thì bất ngờ,
con hạc to, trắng toát tựa như đại bàng hạ cánh trên tay người cưỡi ngựa. Hàng ngàn
ngươi ngắm nhìn và hạc cũng liên tục vẫy cánh khoe sắc. Sự việc đó đã trở thành cầu
chuyện thời sự nóng bóng ở xứ Nghệ lúc bấy giờ. Từng dòng người từ miền ngược, miền
xuôi đua nhau kéo vê' đền Cuông để ngắm hạc và cầu khấn. Đển Cuông trong những
ngày lễ hội năm đó luôn trong tình trạng quá tải. Với sự xuất hiện của con hạc trắng có
rất nhiều tranh cãi, nhưng sau đó ý kiến thống nhất rằng con hạc trắng là hoá thân của
Mỵ Châu vể tham gia lễ hội cùng mọi người. Sau đó, hạc được rước vào đền, cho đậu ở
một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên,
đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc, hạc cũng chết và điểu đó càng ứng nghiệm lí giải
của người dân vẽ mối liên hệ giữa con hạc với câu chuyện cổ xưa.
Khi mà câu chuyện con hạc, một giống loài động vật cao quý bỗng dưng xuất hiện,
khiến người ta hên tưởng đến Mỵ Chầu chưa kịp lắng xuống, thì tại lễ hội đền Cuông một
năm sau đó, ở bờ biển Cửa Hiển, thuộc địa phận xã Diễn Trung (Diễn Châu), phía sau ngôi
đến Cuông huyển thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ. Lúc này, người tham gia lễ
hội ùn ùn kéo vể phía bờ biển để thắp hương cầu khấn. Theo lí giải của người dân, biển
Cửa Hiển khi xưa là nơi An Dương Vương gieo mình xuống biển và sau đó, người ta cũng
đã lập miếu thờ tại đây. Lý do để người ta tin vào câu chuyện xUa, là bờ biển Cửa Hiển cạn,
chuyện cá voi chết dạt vào bờ là ngàn năm có một. Như vậy, ứng nghiệm truyền thuyết xUa,
sau khi giết chết Mỵ Châu, An Dương Vương đã gieo mình xuống biển.
Những câu chuyện về sự linh thiêng của ngôi đền này với con hạc trắng hay cá voi
đã khiến cho lể hội đến Cuông ngày càng thu hút đối với khách thập phương trong
cả nước. Lễ hội Đển Cuông được tổ chức hàng năm vào các ngày 14, 15 và 16/2 âm
lịch. Sau khi có chuyện con hạc về và cá voi chết đúng ngày lễ hội, người dần lại càng
quan tâm hơn và xem lễ hội đền Cuông như là một sự kiện đặc biết, không thể vắng
mặt trong năm. Từ một lễ hội chỉ thu hút được người dân xung quanh vùng, nay Lễ
hội đển Cuông đã được người dân khắp mọi miền đất nước để ý và hành hương trong
những đầu xuân năm mới.
Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyến thống, thi đấu thể thao như
đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyên, hội trại...
ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại... không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng
bừng, náo nhiệt. Những nghi thức và độ trang trọng của lễ hội đền Cuông không thua
kém bất cứ lễ hội nào khác ở Việt Nam. Chính vi thế mà lễ hội đền Cuông đã trở thành
nét văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách bốn phương.
Di tích đển Cuông được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia theo
Quyết định số 09-VHQĐ ngày 21/2/1975 của Bộ Văn hoá.
Một tồ &i ticVi lỊcVi sử - vảti lioÁ Việt NAm
c 287 >