Page 284 - Di Tích Lịch Sử
P. 284

nhất vê' cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hoá và Thông
    tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử -
    Văn hoá Quốc gia theo Quyết định số 54VH/QĐ ngày 29/4/1979.
        Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng
    Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại Chủ tịch Hổ Chí Minh; nhà thờ chi họ Hoàng
    Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc;
    lò rèn Cố Điển; nhà cụ cử Vương Thúc Quý -  thầy học khai tầm của Chủ tịch Hồ Chí
    Minh; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm -  ông nội của Chủ tịch
    Hồ Chí Minh; di tích cây đa, sân vận động làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu
    và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hổ Chí Minh (thuộc cụm di tích làng Sen); phần mộ bà
    Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích núi Chung. Toàn khu
    di tích rộng trên 205ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 -   lOkm.
        Tiêu biểu trong khu di tích này mà bất cứ một người con đất Việt nào có cơ hội
    đến thăm quê Bác cũng đểu ghé thăm đó là:
        -  Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân:
        Cụ Hoàng Đường (ông ngoại của Chủ tịch Hổ Chí Minh) là hậu duệ đời thứ  18
    của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân để thờ cỗ
    nội, ông nội và thân phụ là Hoàng Cương. Cụ Hoàng Đường qua đời (1893), hiệu bụt
    của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí thờ ở đây. Ngôi nhà được hoàn
    thành vào năm  1881  theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian, có cửa bàn khoa song
    tiện. Lúc đâu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
    Những năm tháng tuổi thơ, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã sống ở đây. Người thường theo
    cha dâng hương hoa, lễ vật lên thờ cúng anh linh tiên tổ.
        Theo tộc phả để lại, dòng họ Hoàng Xuân là một dòng họ có truyền thống hiếu
    học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước. Năm  1927, Mạc
    Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, dựng nên nhà Mạc. Con cháu dòng họ này đã phù Lê,
    diệt Mạc. Thế hệ thứ 6 của dòng họ có người tên là Hoàng Nghĩa Kiểu (1540 -   1587)
    được vua Lê phong Thái Bảo Hổng quốc công. Đây là ông tổ xa xưa nhất của họ Hoàng
    ở làng Hoàng Trù.
        -  Ngôi nhà cụ Hoàng Đường:
         Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hổ Chí Minh. Ngôi nhà của cụ gổm
    có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản
    kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng ki bằng tre, chiếc
    án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực... Gian thứ ba có bộ phản
    dùng làm nơi nghỉ ngơi của thầy và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và
    là nơi sinh hoạt của gia đình.
        Cuối năm 1883, ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng
     Thị Loan (thân mẫu của Hổ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hổ
     Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này. ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc
    vườn phía tây để cho đôi vợ chổng trẻ ở riêng. Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà
     Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trổng tài năng của ông

                            Một sồ w  ticVi lỊcVt từ -  VÀM VioẮ Vĩệt 'N a m
                                       <   289  >
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289