Page 231 - Di Tích Lịch Sử
P. 231

nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hổ nước là đền Thiên Trường. Phía Tây đến
           Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía đông là đển Cố Trạch.  Đền Trần rộng khoảng
           8ha, nằm trên một khu đất cao, cây cối tươi tốt, tạo thành những vạt rừng xung quanh
           với nhiều cây cổ thụ có tên rừng Sau. Lê Trắc, người đường thời đã viết vê' nơi này như
           sau: “ở nơi ấy thủy triểu quanh thành, hoa cỏ bên bờ, mùi hương xông ngát, có những
           thuyền trang hoàng đẹp  đẽ  qua lại trên  sông, y như  cảnh  tiên vậy”.  Các năm  1773,
           1854,  1895,1907 -   1908, đển được mở rộng và xây thêm.
               Tuy nhiên, qua sự bào mòn của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, hiện nay
           cung điện Trùng Quang (nơi ngự của Thái Thượng hoàng), cung Trùng Hoa (nơi vua
           đến chầu Thái Thượng hoàng để bàn việc nước -  mới được xây mới hoàn toàn năm
           2000)  đã không còn  nguyên vẹn mà chỉ còn đến Trần  (bao  gồm đền Thiên Trường
           và đền Cố Trạch). Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật quan trọng như con
           đường cống thoát nước ngẩm dưới lòng đất xung quanh đến Trần. Đào xuống 0,20m
           -  0,30m ở bất kì chỗ nào trong khu vực, ta cũng gặp rất nhiều gạch ngói cổ. Trong đợt
           đào thám sát năm 1976 ở độ sâu 0,30m, các nhà khảo cổ học đã gặp một lớp nển móng
           trong đó có cả gạch bó kè. ở  các địa điểm liên quan đến di tích đã phát hiện nhiểu gốm
           Trần men ngọc, men nâu, những đầu rồng, đầy phượng đất nung, gạch hoa, ngói mũi
           hài để trang trí trên các công trình xây dựng và nhiểu đổ gia dụng như bát, đĩa, thạp,...
           Có những đáy bát còn ghi rõ hàng chữ “Thiên Trường phủ chế’ (chế tác tại phủ Thiên
           Trường). Trong đợt khai quật năm 2010, nhiều di vật khác có niên đại từ thế kỉ XIII
           đã được tìm thấy ở khu vực trước cửa đền Thiên Trường càng chứng minh tính lịch sử
           và văn hoá của nơi này.
               Đền Thiên Trường là nơi thờ  14 vị vua nhà Trần. Năm  1239, vua Trần cho dựng
           cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại, chơi thăm. Còng việc này đã được giao cho Phùng
           Tá Chu chỉ đạo thi công.  Đền Thiên Trường về sau được xây trên nền Thái miếu và
           cung Trùng Quang của nhà Trẩn mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Đền Thiên
           Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu
           vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ đông tầy; tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung
           đến bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nển lát gạch. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5
           gian, dài 13m; có  12 cột cái cùng 12 cột quần, tất cả đểu được đặt trên chân tảng bằng
           đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Trung đường là
           nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần; tuy nhiên, nơi đây không có tượng thờ mà chỉ có bài
           vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung
           đường là chính tẩm gổm 3 gian là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trẩn và các phu nhàn
           chính của họ ở gian giữa.  Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2
           gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công
           thẩn nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, ban thờ riêng cho các quan võ.
               Đền Cố Trạch (đền Hạ) nằm phía đông của đển Thiên Trường, có gốc tích là một
           cung điện được xây dựng từ thời Trần (năm Hưng Long thứ tám (1300) dưới triểu vua
           Trần Anh Tông. Đền thờ Đức Thánh Trần (Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương
           Trấn Quốc Tuấn). Đển được xây vào năm  1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân

                                  Một sấ bi ticVi lỊcti svr -  VẰM lioÁ Việt
                                             C   234  )
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236