Page 233 - Di Tích Lịch Sử
P. 233
cuối thế kỉ XVIII, ba tầng trên đã bị sửa lại. Nàm 1916, Trương Văn Tbái, một nhà
buôn ở Hà Nội vế tu sửa chùa đã cho trát vữa lên tháp phủ kín những họa tiết trang trí
trên gạch, làm ảnh hưởng một phần đến công trình mĩ thuật này. Mới nhất là lần tu
sửa năm 1987 nhằm hạn chế những vết nứt trên thân tháp.
Chùa Phổ Minh đã từng là nơi tu hành của nhiều sư tăng cao cấp. Vua Trần Nhân
Tông người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông
và là vị tổ thứ nhất phái Phật giáo Trúc Lâm đã về tu ở đây một thời gian trước khi ra
tu ở Yên Tử. Sau khi ông mất, xác đã được hỏa táng. Theo truyền thuyết, xá lị của Trẩn
Nhân Tông có 21 viên, 7 viên được táng ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh), 7 viên táng ở
chùa Phả Lại (Hải Dương) còn 7 viên đưa vể quê hương Tức Mặc. Vua Trẩn Anh Tông
đưa xá lị của cha vào một hòm đá quý rổi đặt vào trong tháp Phổ Minh ở trước chùa.
Khi đến với khu di tích đển Trẩn - chùa Phổ Minh, các du khách còn có thể tham
quan một số công trình lịch sử, văn hoá khác như đển Bảo Lộc, đền Lựu Phố. Bảo Lộc
là vùng đất An Lạc, mà vua Trần phong cấp cho người anh trai là An Sinh Vương Trần
Liễu, thân phụ của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo - cách đển Trần khoảng 2km
về phía nam. Cách đó không xa là đển Lựu Phố thờ Thống quốc Thái sư Trẩn Thủ Độ
cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và đình Cao Đài, nơi Thượng
tướng Thái sư Trẩn Quang Khải trấn giữ - đây vừa là thái ấp, vừa là căn cứ địa của cuộc
kháng chiến chống quần Nguyên - Mông. Phía đông cung Trùng Quang, Trùng Hoa là
cung Đệ Tứ (nơi Hoàng hậu và các cung tần, mĩ nữ của vua Trần ở).
Có thể thấy, đến với khu di tích lịch sử văn hoá đền Trẩn - chùa Phổ Minh các du
khách có thể sống lại một thời kì hào hùng của lịch sử với hào khí “Đông A” và những
bài học lịch sử đầy ý nghĩa. Đây là nơi vừa có giá trị tâm linh, tôn giáo với những lễ hội
được tổ chức đầu năm (lễ khai Ấn), tháng Tám âm lịch (kỉ niệm ngày mất của Hưng
Đạo Đại Vương); vừa có giá trị lịch sử; vừa có giá trị văn hoá, du lịch đặc biệt của tỉnh
Nam Định và nước Việt Nam.
Môt sá bi tícVi lịcti s ử - VĂM VioẮ Việt Nam
C 236 >