Page 235 - Di Tích Lịch Sử
P. 235

men sông Ninh Cơ tới thị trấn huyện Xuân Trường đi tiếp chừng hơn  Ikm là tới xã
           Xuân Ngọc, nơi có tòa giám mục Bùi Chu. Theo những tài liệu còn lưu lại đến ngày
           nay, giáo xứ Bùi Chu được thành lập năm  1730, là nơi sinh hoạt tôn giáo quan trọng
           của những giáo dân ở vùng ven biển Nam Định. Tuy nhiên, đến năm 1885 thì tòa giám
           mục mới được xây dựng trên nền đất khoảng lOha nhằm phục vụ sự phát triển mạnh
           của đạo Thiên Chúa ở khu vực này, có nhiệm vụ cai quản giáo phận Bùi Chu rộng lớn
           (toàn bộ thuộc tỉnh Nam Định). Tuy có diện tích nhỏ nhất so với các giáo phận khác
           nhưng giáo phận Bùi Chu (nằm trong tỉnh Nam Định với hai con sông Hồng và sông
           Đáy bao bọc lấy toàn giáo phận) có số giáo hữu đông nhất trong Giáo hội Việt Nam.
           Đến với  Bùi  Chu,  bạn không  chỉ  đang ghé thăm  một xứ  đạo  lâu  đời  mà  còn  được
           chiêm ngưỡng vô vàn nhà thờ với kiến trúc đẹp và ấn tượng.
               Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ của đạo Kito, là nhà thờ chính tòa của giáo phận
           Bùi Chu, một trong những nhà thờ nổi tiếng và lâu năm nhất nhì tỉnh Nam Định. Đầu
           nhà thờ là nhà xứ và tháp chuông đổng hổ hiệu Parnier đã có từ năm  1848. Bên trái
           nhà thờ còn có cơ sở Dòng Nữ Đa Minh và nhà Dục Anh (Cô Nhi Viện).
               Chính tòa xây dựng kiểu chữ đinh, mái được chịu lực bằng hai hàng cột lim, mỗi
           hàng 10 cột, đường kính cột khoảng 0,8m. Hai hàng cột được đặt trên 20 viên đá tảng
           trang trí hoa lá cách điệu đẹp mắt. Kế đó sát, gấn cổng vào Nhà chung là khu tiến tế
           bốn gian lợp ngói ta, kiến trúc tương tự như những ngôi chùa của thế kỉ XVIII với mái
           cong, xà bẩy, con sơn chạm khắc hoa lá được lát gạch cỡ lớn 40 X 40cm. Hiện nay, ngôi
           nhà này là dấu tích đầu tiên của các giáo sĩ đến hành đạo và làm lễ từ khoảng đẩu thế
           ki XVIII. Tiếp đó, qua cổng nhà thờ là khu nhà chung bao gổm hàng chục ngôi nhà
           theo kiểu kiến trúc khác nhau, tạo nên một quần thể liên hoàn như khu nhà nguyện,
           nơi ở của các giám mục, linh mục, tu sĩ và nơi làm việc; khu lưu giữ các tài liệu của
           giáo hội, khu hành lễ và đào tạo tu sĩ. Tiếp đến phía bắc của tòa giám mục là nhà Dục
           Anh là nơi chuyên nuôi dạy trẻ mồ côi, tàn tật và những người già cả neo đơn không
           nơi nương tựa. Kế phía tây bên phải là khu vực của dòng tu “Mến thánh giá”. Giáp với
           khuôn viên tòa giám mục và chủng viện là công trình phục vụ cho sinh hoạt, là nghĩa
           trang Công giáo và hệ thống tường, cổng ra vào hết sức quy mô.
               Đi sâu vào trong, du khách sẽ thấy nguyện đường cao 35m -  ngọn tháp vươn cao với
           Thánh giá được nâng lên bởi tòa tam cấp, có dáng dấp đông phương lai gôtích. Phần trên
           tòa nhà được dẫn vào bởi những bậc thang rộng. Bên tay phải cầu thang là tượng Chúa
           Giesu cõng Chúa Con trên vai mà không đầu có tượng này, thể hiện ý nghĩa là “tình cha”.
           Đối diện với tượng Chúa Giesu là tượng Đức Mẹ Sẩu Bi ôm Con “Nghĩa Mẹ”. Cửa nhà
           nguyện bốn cánh, mỗi cánh là một công trình đầy ý nghĩa của các bí tích: Rửa Tội, Thêm
           Sức, Thánh Thể và Hoà Giải. Vào trong nhà nguyện như lạc vào động tiên, không gian
           cao vút với tượng ảnh, bàn thờ, màu sắc... được sắp đặt một cách hài hoà.
               Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm hiểu nhiều địa điểm thú vị khác nằm trong
           khuôn viên tòa giám mục như vườn Kinh, đài Xét xử, tháp Thăng thiên, Phục sinh
           đường với những kiểu kiến trúc mang đậm tính tôn giáo, nhàn văn, nhắc nhở con
           người về những giáo lí trong cuộc sống hàng ngày.  Có thể nói, tòa giám  mục Bùi

                                   Môt «ố bi tícVi lỊcVi svf - VẲM tioẤ Việt 'Nikm

                                              c   238  >
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240