Page 239 - Di Tích Lịch Sử
P. 239
Động, đến thế kỉ XVIII, chùa được xây dựng theo mô hình ba cấp: chùa Thượng, chùa
Trung, chùa Hạ như hiện nay. Theo ghi chép, khoảng niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 -
1719), hai nhà sư là Thích Trí IGên và Thích Trí Thể quê ở Nghĩa Hưng - Nam Định
có lòng mộ đạo, muốn đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, đến đây thấy núi Bích Động
có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chần, tự mình sửa
sang chùa cũ, lập chùa: chùa Thượng và chùa Hạ đểu dựa vào thế núi, chùa Hạ xây
dựng bằng gạch đá. Sau khi xây dựng chùa, hai nhà sư còn đúc một quả chuông có
niên đại Đinh Hợi (1707), trên chuông khắc một bài minh trong đó có đoạn như sau:
Tư sơn lũy tích
Phúc ngộ thiên duyên
Khai sơn tạc thạch
Uẩn khí lưu truyền
Dịch nghĩa:
Từng lên núi ấy
Có phúc, có duyên
Mở núi, đục đá
Tịnh khí lưu truyền
Sau khi xây dựng thêm vào thế kỉ XVIII trên cơ sở chùa cổ thế kỉ XV, chùa được
lợp bằng cỏ tranh, hết sức sơ sài nên được gọi là chùa Động. Đến thời vua Lê Cảnh
Hưng (1740 - 1786), chùa được xảy dựng thêm và mang tên gọi là “Bạch Ngọc Thanh
Sơn Đổng” - tức là “một ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm
sơn cùng cố”. Năm 1773, Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776) - một vỊ quan, sử gia, một
nhà thơ thời Lê Trung Hưng đã khắc lên vách đá tại chùa Trung hai chữ Hán: “Bích
Động” với khuôn chữ dài l,5m nên từ đó, chùa mang tên là Bích Động. Bích Động là
một kiểu chơi chữ tài tình từ cụm tên gọi “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”: “Bạch Ngọc
Thạch” ghép thành chữ “Bích”, “Sơn Đổng” ghép thành chữ “Động”. Như vậy, chùa
Bích Động là một công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Ninh Bình nằm trong
một khu thắng cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước.
Tuy nhiên, chùa và động Bích Động cũng là khu vực gắn với những mốc lịch sử
oai hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng. Trong
kháng chiến chổng Pháp, chùa Bích Động là nơi cơ quan Tỉnh uỷ Ninh Bình sơ tán,
làm việc dưới sự lãnh đạo của hai đổng chí Tạ Uyên và Lương Văn Tụy. Nơi đây còn
có một bộ phận công binh xưởng ở Việt Bắc chuyển về. Năm 1950, Bác Hổ đã về thăm
chùa Bích Động và chỉ đạo kháng chiến. Thực dân Pháp nhiều lần tổ chức tấn công vào
chùa Bích Động nhưng bị đẩy lùi. Với những chiến công hiển hách của dân tộc tại nơi
đây nên chùa và động Bích Động còn được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Có thể nói, Bích Động là ngôi chùa mang nhiều vẻ độc đáo của kiến trúc Phật giáo
ở khu vực Ninh Bình nhưng cũng đồng thời là một công trình mang những nét hết sức
riêng biệt. Trước hết, nét đặc trưng nhất của Bích Động là ngôi chùa xây dựng dựa trên
các động ở vùng núi đá vôi. Từ địa thế các động nên chùa được xây dựng theo lối chữ
“tam” từ thấp lên cao và tạo ra ba cấp riêng biệt: Hạ - Trung - Thượng. Bên cạnh đó,
Một iấ í>» ticVi lỊcVi íử - VẰM lioÁ Việt Naim
C 242 )