Page 242 - Di Tích Lịch Sử
P. 242

phóng quân tỉnh Ninh Bình, thành lập Chi bộ tỉnh uỷ lâm thời và cũng là nơi sinh ra
     những chiến sĩ cách mạng đầu tiên và tiêu biểu như Bí thư Đinh Tất Miễn và anh hùng
     Lương Văn Tụy. Nơi đây được cồng nhận là một khu Di tích Lịch sử Cách mạng cấp
     Quốc gia theo Quyết định 59/2003/QĐ-BVHTT ngày 29/10/2003.
         Có thể nói, vể giá trị lịch sử, khi nhắc đến chiến khu Quỳnh Lưu người ta không
     thể nhắc đến nơi đây với tên gọi “cái nôi cách mạng của quê hương Ninh Bình”. Cuối
     năm  1927,  tại thôn  Lũ  Phong  (Quỳnh  Lưu,  Nho  Quan)  chi  bộ  Hội Việt Nam  cách
     mạng thanh niên đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập do Lương Vàn Thăng
     làm bí thư. Từ khởi điểm phong trào cách mạng ở Quỳnh Lưu, tổ chức Việt Nam cách
     mạng thanh niên phát triển nhanh sang các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Gia Khánh. Ngày
     24/6/1929,  chi bộ  Đông Dương cộng sản  Đảng thôn  Lũ  Phong  (Quỳnh  Lưu  -   Nho
     Quan)  được thành lập do  Lương Văn Thăng làm Bí thư.  Hoạt động cách mạng tiêu
     biểu nhất của chi bộ sau khi được thành lập ít lâu đó chính là sự kiện cách mạng trên
     Dục Thúy sơn. Đêm ngày 6 rạng ngày 7/11/1929, Lương Văn Tụy, con trai Lương Văn
     Thăng, mới  15 tuổi cùng với Nguyễn Văn Hoan thực hiện nhiệm vụ cắm cờ đỏ búa
     liểm mang dòng chữ “ủng hộ Xô -  Nga, Xô -  Nga vạn tuế’ trên đỉnh núi Non Nước
     để kỉ niệm và ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện này và tên người anh hùng
     Lương Văn Tụy đã đi vào lịch sử Ninh Bình như một sự kiện tiêu biểu cho tinh thần
     anh dũng của tuổi trẻ quê hương Ninh Bình.
         Cũng tại vùng đất Quỳnh Lưu, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình được sáng lập. Năm 1938,
     Đảng bộ tỉnh Ninh Bình họp Đại hội đại biểu lân thứ nhất tại thôn Đổi Dâu (Sơn Lai,
     Nho Quan) với sự tham dự của đại biểu cơ sở Đảng ở các huyện Gia Viễn, Nho Quan,
     Gia Khánh và Yên Mô. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gổm 3 uỷ viên, ông
     Đinh Tất Miễn được bầu làm Bí thư Hnh uỷ Ninh Bình.
         Ngay sau đó, đầu năm  1940, ít lâu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,
     hoạt động cách mạng tại địa bàn Ninh Bình bị gián đoạn do chính sách tăng cường các
     hoạt động khủng bố cách mạng của thực dân Pháp. Vào thời điểm này, đổng chí Vũ
     Thế Bật được cử từ Nam Định về Ninh Bình bắt liên lạc lại với các cơ sở cách mạng ở
     Quỳnh Lưu, Lũ Phong, Sưa ở Nho Quan và một số làng ở huyện Gia Viễn, Gia Khánh,
     từ đó duy trì được phong trào cách mạng ở Quỳnh Lưu và kết nối được phong trào
     cách mạng ở Nam Định, Hà Nam và Xứ uỷ. Trải qua nhiều sóng gió cách mạng của
     cuộc kháng chiến chống ách thống trị Pháp -  Nhật, quê hương cách mạng Quỳnh Lưu
     đã được chọn làm địa bàn xây dựng chiến khu cách mạng của ba tỉnh Ninh -  Hoà -
     Thanh.  Ngày 3/2/1945, tại nhà đồng chí Lương Văn Đảng thuộc làng Lũ Phong, các
     đồng chí Vũ Thơ, Trần  Kiên, Tố  Hữu đã tổ  chức cuộc họp lập chiến khu.  Hội nghị
     quyết định: “ba tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá thường xuyên liên lạc với nhau
     theo các con đường giao thông bí mật, lấy Quỳnh Lưu làm căn cứ trung tâm. Ban cán
     sự Đảng tỉnh Hoà Bình và tỉnh Thanh Hoá có việc gì thông tin đến Quỳnh Lưu. Các
     đồng chí lãnh đạo của ba tỉnh sẽ tập trung ở đây mỗi khi họp hành”L Như vậy, cuộc
     họp này là thời điểm đánh dấu sự ra đời của chiến khu Quỳnh Lưu. Nơi đây trở thành
      căn cứ cách mạng của xứ uỷ Bắc Kì thời kì kháng chiến chống Pháp và Nhật, và có


                             Môt s ố  ĩ>i ticVl lịcll sử - VÂM VioÁ Việt >Iaw
                                        c   245  >
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247