Page 240 - Di Tích Lịch Sử
P. 240

Bích Động có ba động cũng hình thành kiểu chữ “tam” tức là dưới đất là Xuyên Thủy
      động (động nước), động Bích ở lưng chừng ôm lấy chùa Trung và điện Mẫu, động Tối
      ở bên trong chùa Trung. Núi Bích Động vừa có chùa lại vừa chứa “tam cốc bên trong
      nó”. Chính nhờ có Xuyên Thủy động nên không khí chùa rất mát mẻ, tạo điểu kiện cho
      cây cối xanh tốt quanh năm. Đây cũng là một nét riêng độc đáo của chùa Bích Động.
          Chùa Bích Động dựa vào thế núi từ thấp đến cao mà xây dựng nên hệ thống chùa
      “tam cấp”: Hạ  -  Trung -  Thượng. Theo quan niệm của người dân Ninh Hải thì Bích
      Động có 3 lớp cổng thiên tạo. Cổng thứ nhất kẹp giữa mỏm núi Mỏ Phượng bên tay
      trái và mỏm núi Nhà Thần bên tay phải. Cổng thứ hai được tạo nên bởi hai mỏm núi:
      Nhà Thần bên tay phải và Tam Quan bên tay trái, cách cổng thứ nhất 50m. Cổng thứ
      ba là cổng chính của chùa, qua cổng đá hình vòng cung.
          Ba chùa của chùa Bích Động được bố trí theo hệ thống “tam cấp” nhưng kiến trúc
      của các chùa hẩu hết được xây dựng theo kiểu chữ “đinh” mà tiêu biểu nhất là chùa
      Hạ và chùa Trung. Chùa Hạ ở chân núi bao gốm 5 gian tiền đường và 2 gian thượng
      điện: “Khu vực chùa Hạ rộng chừng 3 mẫu... Trước cửa chùa Hạ có một phương đình
      và một sân rộng gạch rộng, hai bên chùa là 2 dãy nhà giải vũ 7 gian”  hiện đã được xây
      dựng lại thành 5 gian và chủ yếu vật liệu được sử dụng là đá tảng mài nhẵn. Từ sân
      chùa Hạ, bước lên khoảng 20 bậc đá theo hình chữ s tới lưng chừng Ngũ Hành sơn là
      đến chùa Trung.
          Chùa Trung cũng có kiến trúc chữ “đinh” với 3 gian tiến đường và 3 gian thượng
      điện và có một nửa lộ thiên,  một nửa gắn vào hang động.  Chùa này đã trải qua ba
      thời kì có tên khác nhau: thời kì đầu (1428) có tên là chùa Động, đến  1740, đời vua
      Lê  Hiển  Tông,  chùa  này được  mở  mang,  xây dựng thêm và được  đặt  tên  là:  Bạch
      Ngọc Thạch Sơn Đồng.  Đến thế kỉ XIX dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa
      Bích Động.  Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng là: “Giá Lam Thần
      Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ” -  nghĩa là tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đểu
      xuất phát từ chùa Bích Động ra đi. Chùa Trung là nơi lưu giữ nhiều các hiện vật cổ
      của chùa Bích  Động như  1  pho tượng đá,  2 pho tượng đổng sơn đen có chiều cao
      1  thước 65, rộng  1  thước 20 và đặc biệt là quả chuông đồng do hai hoà thượng đúc
      vào năm  1707.
          Chùa Thượng nằm ở đỉnh núi Bích Động là ngôi chùa cao nhất trong chùa Bích
      Động. Chùa này quay mặt vế hướng đông nên còn được gọi là chùa Đông. Chùa thờ Phật
      Bà Quan Âm, thờ Thổ địa và Sơn thần. Lên đến chùa Thượng cũng là lên đến đỉnh núi
      Bích Động có thể quan sát được vẻ đẹp của vùng núi non Hoa Lư trùng điệp, hùng vĩ.
          Trải qua chiểu dài lịch sử, chùa Bích Động đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều
      lần, đặc biệt là chùa Trung, tiêu biểu nhất là các năm  1991, 2009. Chùa và động Bích
      Động được quy hoạch là một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam: khu
      du lịch Tam Cốc -  Bích Động.






                              Mdt s ố    tícVt lỊcli svr -  VẴM VioÁ Việt NAm
                                        C   243  >
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245