Page 243 - Di Tích Lịch Sử
P. 243

ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Ninh Bình. Đến hết tháng 4/1945, khu giải
           phóng mở rộng ra các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh. Một vài tháng sau, một
           chiến khu khác được thành lập trên địa bàn chiến khu Quỳnh Lưu là chiến khu Quang
           Trung. Chiến khu này nằm ở vùng tiếp giáp ba tỉnh Hoà Bình -  Ninh Bình -  Thanh
           Hoá, với  trung  tâm  là tam  giác  Quỳnh  Lưu  (Ninh  Bình),  Ngọc Trạo  (Thanh  Hoá),
           Mường Hói (Hoà Bình) nên còn được gọi là chiến khu Hoà -  Ninh -  Thanh.  Chiến
           khu Quang Trung được thành lập tháng 5/1945, theo Nghị quyết của Hội nghị quân
           sự cách mạng Bắc Kì (15 -  20/4/1945) để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
           ở ba tỉnh trên. Trong những ngày lịch sử tháng 8/1945 của dân tộc, cũng từ nơi đây,
           nhân dân Ninh Bình đã đứng lên đấu tranh giành chính quyển từ tay thực dân Pháp
           và quân phiệt Nhật. Ngày 25/8/1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Ninh
           Bình do đổng chí Văn Tiến Dũng làm chủ tịch ra mắt, tuyên bố thành lập chính quyển
           cách mạng trong toàn tỉnh.
               Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dần tộc, nơi đầy đã chứng kiến tinh
           thẩn cách mạng quật khởi của nhân dân Ninh Bình nói riêng và nhân dần cả nước nói
           chung. Hiện nay, nơi đây vẫn là một địa bàn quan trọng về quân sự với hai đơn vị bộ
           đội đóng quân là Lữ đoàn 241  (Quỳnh Lưu) và Trung đoàn 202 (Phú Lộc).
               Để duy trì và bảo vệ nguyên trạng những di tích lịch sử cách mạng của dân tộc
           nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng, Bộ Văn hoá -  Thông tin đã ban hành rất
           nhiều quyết định liên quan đến việc quy hoạch, bảo tổn khu di tích này. Theo Quyết
           định gần đây nhất là Quyết định sổ 59/2003/QĐ-BVHTT^ ngày 29/10/2003  của Bộ
           Văn hoá -  Thông tin Việt Nam thì khu di tích Quỳnh Lưu thuộc địa bàn 2 huyện Nho
           Quan và Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình gồm có các di tích sau:
               Vườn Hổ, Đổi Riềng, Đổi Son -  xã Quỳnh Lưu huyện Nho Quan
               Khu Trũng, Đổng Báng -  xã Sơn Lai huyện Nho Quan
               Đến Sẩy, Đình Ác -  xã Sơn Thành
               Cầu Rịa -  xã Phú Lộc huyện Nho Quan
               Dốc Giang, Thung Lóng -  xã Phú Long huyện Nho Quan
               Chùa Lỗi Sơn -  xã Gia Phong huyện Gia Viễn
               Núi chùa Bái Đính -  xã Gia Sinh huyện Gia Viễn
               Bên cạnh đó là các di tích khác như di tích Phủ Đồi Ngang được tu tạo thành một
           khu du lịch văn hoá tâm linh và các di tích đền, đình của các làng nằm trong khu di
           tích trên. Đặc biệt, các hang động của chùa Bái Đính cũng là những di tích gắn với lịch
           sử của chiến khu cách mạng này.
               Hiện nay vể với vùng đất chiến khu cách mạng, du khách không chỉ được sống với
           những chiến công oai hùng của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Ninh Bình
           nói riêng mà du khách còn được thưởng ngoạn nhiều điều lí thú ở vùng đất nơi đây.
           Trước hết, đó là cảnh sơn thủy hữu tình mà những người vốn quen với cuộc sống náo
           nhiệt nơi đô thị có thể bắt gặp cả những vùng đổi, vùng núi, hổ, lẫn đổng bằng qua sự
           đa dạng sinh thái nơi đây. Đổng thời, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch
           của Nho Quan như đổi thông Rịa, hổ Đồng Chương ở xã Phú Lộc, hay khu di tích núi


                                  Một * ố  bi ticVi lỊcVi t\( -  VẰM VioẢ Việt N A m
                                             (   246   )
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248