Page 248 - Di Tích Lịch Sử
P. 248
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dãy núi Trường
Yên, núi Địa là cơ sở của tỉnh uỷ Ninh Bình cũ, hang Muối trở thành cơ sở của uỷ ban
hành chính tỉnh... Nói cách khác, khu vực núi đá Trường Yên là nơi diễn ra các hoạt
động cách mạng của nhân dân Ninh Bình trong các cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc.
Với giá trị lịch sử - văn hoá to lớn, không thể thay thế, quần thể di tích Cố đô Hoa
Lư đã nhận định sự quan tâm của lãnh đạo Nhà nước và địa phương trong công tác tu
bổ, bảo tồn, xây dựng lại các di tích trong quẩn thể di tích này. Ngày 29/4/2003, Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định 82/2003/QĐ-TTg việc việc bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích Cố đô Hoa Lư. Theo như quyết định trên, khu
di tích Cố đô Hoa Lư có tổng diện tích 13,87km^ và được chia làm các khu vực khác
nhau. Cụ thể, khu di tích Cố đô Hoa Lư được chia làm các vùng sau:
Thứ nhất, vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3km^ gổm toàn bộ khu vực bên trong
thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đển vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê
Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ,
phủ Vườn Thiên, bia Câu Dển, chùa Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa Duyên
Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường
thành, nến cung điện nằm dưới lòng đất...
Đặc biệt, khu vực núi đá Trường Yên và hai đền thờ vua Đinh và vua Lê là những
di tích đặc biệt được công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 152VH/
QĐ ngày 25/1/1994. Tương truyền hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê đểu được xây
dựng sau khi Lý Công Uẩn dời đô để tưởng nhớ công lao của hai vị vua sáng lập hai
triều đại Đinh - Tiển Lê. Hai ngôi đền nằm trên nển cung điện cũ, quay hướng bắc. Từ
khi xây dựng cho đến nay, hai ngôi đến này đã trải qua rất nhiểu lẩn tu sửa, xây dựng
mới. Thông qua nội dung tấm bia năm Hoằng Định thứ bảy (1606) cho biết: đâu thế kỉ
XVII, quận công Bùi Thời Trung, người làng Chi Phong, tổng Trường Yên đã cho xây
dựng lại hai ngôi đến. Năm 1676, nhân dân ở đầy đã tu bổ hai ngôi đển. Trải qua các
triểu vua khác nhau, hai ngôi đển không ngừng được tu bổ, sửa lại hoặc chính quyển
phong kiến ban cấp đất đai, miễn thuế cho nhân dân ở đây phụng sự đền. Thời Minh
Mạng đã cho tu bồ, sửa chữa cả hai khu đền như năm 1823, sửa lại đến vua Đinh; 1837,
sửa lại đến vua Lê. Từ năm 1920, cả hai ngôi đền đểu được trường Viễn Đông Bắc Cổ
trông coi. Từ sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng và nhân dân ta đã nhiểu
lần tu sửa đền như làm lại ngói, tường bao, bái đường, tường hoa, sơn son thếp vàng,
chống mối mọt... Có thể nói, đây là hai di tích lịch sử mà bất kì ai khi đến với Cố đô
Hoa Lư đến phải viếng thăm.
Thứ hai, vùng đệm có diện tích 10,87km^ gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và
quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang
Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luổn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang
Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói...
Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong hai vùng trên
nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh
MẬt 5ố tH tìcVi lịcíi sử - VẲM Iio Ắ VSỊt NAm
c 25 1 )