Page 246 - Di Tích Lịch Sử
P. 246
thành Cố đô. Các triểu vua về sau dù không bao giờ chọn Hoa Lư làm kinh đô nhưng
vẫn tiếp tục cho tu bổ, sửa chữa, xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc tại khu vực
này đặc biệt là các công trình liên quan đến tôn giáo. Chính vì thế, khu du tích Cố đô
Hoa Lư là quẩn thể các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia trên nhiều bình diện lịch
sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo... nhưng giá trị lịch sử của khu di tích này
vẫn được đặt lên hàng đầu.
Trước hết, Cố đô Hoa Lư gắn liến với công cuộc thống nhất đất nước - dẹp loạn
12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh và sự thiết lập triểu đại nhà Đinh trong lịch sử. Đây là
nơi Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dần chúng, dẹp các sứ quân, thống nhất đất nước. Ban
đầu, Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư rổi sau đó, ông cùng con trai là
Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trẩn Minh Công tức Trần Lãm
ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau khi Trẩn Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyển,
đưa quân vể Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quần khác. Chỉ
trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lẩn lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng
là Vạn Thắng Vương. Như vậy, vùng đất Hoa Lư trước hết gắn với sự kiện lịch sử nổi
tiếng của dân tộc - Đinh Bộ Lĩnh “dẹp loạn 12 sứ quần” thống nhất đất nước.
Trong suốt thời gian tổn tại của nhà Đinh, Hoa Lư được chọn là kinh đô của
nước Đại Cồ Việt. Nơi đây đã chứng kiến những viên gạch đầu tiên của chính quyển
phong kiến tập quyển tự chủ của nước ta thông qua những chính sách tiến bộ của
nhà nước thời Đinh. Nơi đây còn lưu giữ lại được rất nhiều các dấu tích của các công
trình kiến trúc xưa như kiến trúc thành quách cả tự nhiên lẫn nhân tạo, kiến trúc
cung điện và các hiện vật trang trí khác, đánh dấu cho sự phát triển của nền văn hoá
Đại Việt thời Đinh.
Cố đô Hoa Lư còn lưu giữ lại những dấu ấn lịch sử của nhà Tiền Lê với công cuộc
“đánh Tống - dẹp Chiêm” dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn - ông vua sáng lập triếu Tiển
Lê. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai cả bị Đỗ Thích đầu độc chết, vua mới Đinh
Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi trong khi đất nước đứng trước họa ngoại xâm Trung Quốc
từ cả phía bắc và Chiêm Thành từ phía nam. Trong lúc triều đình Hoa Lư rối loạn,
mâu thuẫn, Lê Hoàn đã được chọn làm vua và chỉ huy cuộc kháng chiến bảo vệ đất
nước. Địa thế phòng ngự của Hoa Lư được Lê Hoàn tận dụng triệt để trong công cuộc
bảo vệ chính quyền trung ương, đánh giặc Tống ở phía bắc và dẹp loạn Chiêm ở phía
nam. Bên cạnh đó, vị thế trung tầm của Hoa Lư lúc bấy giờ đã được Lê Hoàn sử dụng
với mục đích tích cực chuẩn bị cho công việc mở mang bờ cõi xuống phía nam sau
này. Bên cạnh công cuộc “bình Chiêm” do Lê Hoàn đích thân tiến hành vào năm 982,
trong vòng 26 năm trị vì (980 - 1005), Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng
đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quần
sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cẩm quân đánh dẹp sự nổi dậy của
các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực
tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh
thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lí giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô
dưới triểu đại Tiền Lê.
Một »ố M ticVi lịcVi »ử - VẴH VioẮ v t ệ t
C 249 >