Page 232 - Di Tích Lịch Sử
P. 232

vương cố trạch hi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868),
     người ta đào thấy ở phía đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng
     Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó, khi xây đền này
     vào năm  1894, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ.  Đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của
     Trấn Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường là nơi đặt bài vị của ba gia tướng
     thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
         Khu di tích còn bao gồm chùa Phổ Minh (chùa Tháp) nằm cách đển Trân khoảng
     300m vê' phía tây. Nghiên cứu tổng thể ngôi chùa này, giới nghiên cứu đã tìm thấy nhiều
     dấu ấn mang tính đặc trưng của văn hoá Trẩn; đặc biệt là hệ thống chân tảng chạm cánh
     sen được xếp đặt theo đổ án kiến trúc kiểu chữ Công. Có thể coi đầy là đổ án kiến trúc
     mặt bằng theo kiểu chữ Công sớm nhất của các ngôi chùa Việt Nam vẫn còn được định
     vị và các thế kỉ sau tiếp tục bảo lưu, phát triển thành “Nội công ngoại quốc”.
         Công trình có giá trị nhất, giữ vai trò chủ đạo ở chùa là tháp Phổ Minh gổm  14
     tẩng. Tháp được xây dựng ngay trước cửa nhà bái đường và là một kiến trúc quy mô
     của thời Trần còn lại cho đến ngày nay.  So với tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phú, tháp Huệ
     Quang ở Yên Tử, Quảng Ninh thì tháp Phổ Minh không những cao hơn mà còn tương
     đối nguyên vẹn. Lúc đấu tháp được xây bằng gạch, bắt mạch để trần không trát. Tầng
     dưới cùng bằng đá là hình ảnh của một cỗ kiệu.  Mười ba tầng trên xây gạch.  Cạnh
     ngoài của gạch trang trí hình rồng hoặc có dòng chữ “Hưng Long thập tam niên” (năm
     Hưng Long thứ mười ba -  1305) là năm làm gạch dưới triểu vua Trẩn Anh Tông. Gạch
     xây tháp cấu tạo rất công phu, đất luyện mịn, độ nung cao nhưng vẫn giữ được màu
     đỏ được ánh sáng chói chang của vùng nhiệt đới chiếu rọi càng thêm rực rỡ nhưng lại
     không trơ trọi mà hoà vào mái chùa cổ kính và bóng những cây đại thụ xung quanh.
         Chiều cao của tháp căn cứ vào số đo của lân tu sửa tháng 6 nàm 1987 là 19,51m.
     Tháp được xây trên một cái sân vuông vắn, mỗi chiểu dài 8,60m, có độ sâu 0,45m so
     với mặt đất, xung quanh có tường hoa bao bọc. Bệ tháp và ở ngay tầng một là hai lớp
     cánh sen chạy bao quanh, cánh nở bung. Cây tháp như được mọc và vươn lên trời cao
     từ một bông sen. Khu sân trũng tượng trưng cho một hồ nước nhưng không có nước,
     thay vào đó là những băng hoa văn sóng nước được khắc ở chần bệ gồm nhiều tầng
     nhiều lớp  để gầy ấn tượng của mặt nước xung quanh đóa hoa sen khổng lổ ở chân
     tháp. Đây là một nét khái quát, một biểu tượng của kiến trúc Việt Nam đã từng được
     xây dựng từ thời Lý. Toàn bộ cây tháp thể hiện cho tâm hổn của Phật, giống như đóa
     sen mọc từ bùn lầy nước đọng nhưng vẫn ngát hương. Bệ tháp được xây bằng đá tạo
     thành một khối hộp kín. Phần trên bệ là một kiệu cũng bằng đá. Kiệu có những đường
     xà gác trên bốn cột của bốn góc, tạo thành cái khung ở mỗi mặt. Các đường xà có một
     đường gờ xoắn thành một làn mây cách điệu như góp phẩn nâng khối đá lên để giảm
     bớt sự nặng nể của cả cỗ kiệu. Dưới đáy và phía trên của kiệu đá có một lớp cánh sen
     bao quanh bốn mặt. Mười ba tầng tháp xây trên nóc kiệu hoàn toàn bằng gạch. Các
     tầng mái ở đây được xây gạch nhô dần ra thành nhiều cấp uốn cong lên, hoà vào cái
     thế vươn chung của toàn bộ cây tháp. Càng lên cao các tầng thu hẹp dẩn và kết thúc
     bằng một quả hồ lô. Tháp Phổ Minh đã trải qua khá nhiểu lần tu sửa khác nhau. Vào

                             Kiệt fò w  tícVi lỊcíi svr -  vảM Vioá Việt 'Nakm

                                        C   235  )
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237