Page 229 - Di Tích Lịch Sử
P. 229

(phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình). Học vị cao nhất là
         Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên
         Nguyễn Kì người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê
         Như Hổ, quận công triểu Mạc.
             ở  Văn miếu Hưng Yên hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các
         bậc chư hiển nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thẩy giáo lỗi lạc, người hiệu
         trưởng đáu tiên của Văn miếu -  Quốc Tử giám Chu Văn An. Khác với cách bài trí của
         các Văn miếu khác, ở Văn miếu Hưng Yên, tượng Chu Văn An được đặt thờ ngay ở
         phía giữa khu đại bái, còn tượng Đức Khổng Tử và các vị chư hiển nho gia được đặt
         thờ trong phần hậu cung. Điều này cho thấy sự kính trọng, vinh danh tấm lòng, đức
         độ người thây lỗi lạc muôn đời của nền giáo dục Việt Nam mang tên Chu Văn An.
             Ngoài ra, theo tài liệu của một số nhà khảo cổ học thì Văn miếu Xích Đằng còn
         là nơi sản xuất đổ gốm ở cuối thời nhà Lê. Khi đào sâu 2m trong khu di tích, các nhà
         khảo cổ đã tìm thấy các đồ gốm men mẩu ngà. Đầy là một tư liệu quan trọng để góp
         phần nghiên cứu nghể sản xuất đổ gốm Hưng Yên. Phía ngoài Văn miếu, bên phải lối
         vào (phía đông) còn có hai cầy tháp đá, sáu bạc, mộng đá người xưa đục đẽo khép kín,
         kĩ thuật lắp ghép cực cao, kết cấu chặt chẽ, bão cấp 12 không thể lay chuyển.
             Văn miếu xưa kia có hai mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch
         hàng năm. Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn
         miếu tế lễ để thể hiện nền nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu,
         câu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.





































                                 Một số t>ỉ tícVi lịcVi svr -  VẲM VioÁ Việt N A m
                                           c   232  >
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234