Page 225 - Di Tích Lịch Sử
P. 225
thuộc hệ thống sông Hổng - sông Thái Bình bởi mọi hàng hoá ở phía bắc đều phải
chuyển qua phố Hiến trước khi đến với các thương nhân nước ngoài qua đường thủy.
Các nhà địa chất chia chầu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng tương ứng với ba thời kì thành tạo
lớn: Thượng chầu thổ với đỉnh của các triển sông là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là
Cổ Loa; và Hạ chầu thổ với đỉnh là phố Hiến, từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng
bằng như những chiếc nan quạt. Bằng đường thuỷ, từ phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết
các địa phương thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng. Phố Hiến là nơi trung
chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ
vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liến tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy,
sông Hổng, sông Thái Bình.
Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng Yên. Ngay từ thế kỉ X, vùng
Đằng Châu (phía bắc thành phố Hưng Yên ngày nay) vốn là một lãnh địa của sứ quân
Phạm Bạch Hổ. Đến thời Tiến Lê, nơi này là thực ấp của Lý Công Uẩn. Thế kỉ XIII, dưới
thời nhà Trân, một số kiều dân Trung Quốc đã kéo sang khu vực này, lập nên làng Hoa
Dương. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dẫn dần
đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn. Có nhiều khả năng tên gọi
phố Hiến lần đẩu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XV trong công cuộc cải cách hành chính
của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, phải đến thế kỉ XVI, nó mới trở thành một thương
cảng sẩm uất tấp nập tàu, thuyên của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào
Nha và các địa phương trong nước vào ra buôn bán. Vào thế kỉ XVII, XVIII, nơi đây là
một thương cảng nổi tiếng của Việt Nam.
Quần thể di tích phố Hiến nằm trên địa phận của phố Hiến xưa, nay thuộc phần đất từ
thôn Đằng Châu (phường Lam Sơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hổng Châu) ưên một diện
tích khoảng chừng 5km^ ở thành phố Hưng Yên. Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay
đổi của tự nhiên, phố Hiến vẫn còn bảo tổn, giữ gìn được 128 di tích lịch sử - văn hoá có giá
trị, đã có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia, với gần 100 bia kí, trên
11.200 hiện vật; ừong đó có 6.022 hiện vật có giá trị vê' lịch sử. Các di tích nổi tiếng như đển
Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đển Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vỢ thứ
của vua Lê Đại Hành), đển Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đển ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn
miếu Xích Đằng, Kim Chung tự, Thiên ứng tự, Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng
Hội,... Điểu đó giúp cho du khách khi đến với phố Hiến sẽ có rất nhiễu lựa chọn khác nhau
trong hành trình tìm hiểu về đô thị cổ nổi tiếng của đất nước thời phong kiến.
Văn miếu Xích Đằng (thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn) là công trình được khởi
dựng từ thế kỉ XVII và được trùng tu tôn tạo lớn vào năm Kỉ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh
thứ hai mươi (năm 1839). "Văn miếu thờ đức Khổng Tử, người được suy tôn là “Vạn thế
sư biểu” và các chư hiển của Nho gia. Hiện Vản miếu Xích Đằng còn lưu giữ được 9 tấm
bia đá khắc tên, tuổi, quê quán, chức vụ 161 vị đỗ đại khoa trấn Sơn Nam Thượng ngày
xưa thuộc các triều đại Trân, Mạc, Lê đến Nguyễn. Năm 1992, Văn miếu Xích Đằng
được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Chùa Chuông (thôn Nhân Dục, phường Hiển Nam) được xây dựng từ thời Lê (thế kỉ
XV). Qua nhiểu lần trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là vào năm 1707, chùa hiện nay mang nét đặc
Một s ồ ỉ>í tícVi lícVi SI^ - VẢM VtoÁ V)ệt
( 228 >