Page 226 - Di Tích Lịch Sử
P. 226

tnlng của kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Chùa Chuông có tên chữ là “Kim Chung tự”
     (chùa Chuông Vàng). Chùa Chuông có kết cấu kiểu “Nội công ngoại quốc,” bao gổm các
     hạng mục Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và hai dãy hành lang. Mặt tiến chùa
     quay hướng nam, đó là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”. Năm 1992, chùa Chuông được
     xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật. Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu
     giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ bảy (1711), ghi tên những người công
     đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường
     như Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt,... mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
         Đền Trần nằm trên đưòỉng Bãi Sậy, phường Quang Tnmg, thành phố Hưng Yên ngày
     nay. Tương truyền mảiứi đất này trước đây là nơi hội tụ của ba dòng sông: sông Hổng, sông
     Châu Giang và sông Luộc nên Trần Quốc Tuấn đã chọn nơi đây làm căn cứ. Đến Trần thờ
     Hưng Đạo Đại Vương -  một anh hùng kiệt xuất của dân tộc, một thiên tài quân sự, một
     danh nhân văn hoá lớn mà tên tuổi và sự nghiệp của ông sống mãi với lịch sử dần tộc. Đền
     Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đẩu quy mô nhỏ, trải qua các ưiểu đại đểu được trùng
     tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay. Năm
      1992, đền Trần được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
         Đền Mẫu nằm ven hổ Bán Nguyệt, thuộc phường Quang Trung, thị xã Hưng Yên,
     tỉnh Hưng Yên.  Đền Mẫu thờ bà Quý Phi họ Dương -  người đã tuẫn tiết để giữ lòng
     chung thủy với vua và trung thành với Tổ quốc. Theo Đại Nam nhất thống chí, đển Mẫu
     xây dựng vào thời Trấn Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (năm 1279). Trải
      qua các triều đại, đển đểu được trùng tu. Năm Thành Thái thứ tám (năm 1896), đền Mẫu
      được trùng tu lớn và có quy mô như ngày nay. Năm 1992, đền được công nhận là Di tích
      Lịch sử -  Văn hoá cấp Quốc gia.
          Chùa  Hiến  thuộc  địa  phận  Phố  Hiến  Hạ,  ngày  nay tọa  lạc  ở  đường  Phố  Hiến,
      phường Hổng Chấu, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, theo
      kiểu “nội công ngoại quốc” gổm ba gian tiển đường, ba gian thiêu hương thờ Phật, ba
      gian hậu cung thờ Mẫu (tam tòa Thánh Mẫu). Kiến trúc tòa thiêu hương nổi bật với hai
      lớp mái và ống thoát khói hương mang phong cách kiến trúc chùa Huế. Trong chùa còn
      lưu giữ nhiều tượng và vật thờ quý. Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra
      tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là cây nhãn đường phèn có dáng
      hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín,
      nhãn thường được chọn hái để dâng đức Phật, cúng thân thành hoàng và để quan lại địa
      phương tiến vua. Thân cầy chính đã già cỗi, mục ruỗng, bị đổ chỉ còn một nhánh được
      đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của
      giống nhãn đặc sản phố Hiến -  Hưng Yên.
          Quần  thể di  tích  lịch  sử  đa  dạng  tại  phố  Hiến  đã  tạo  nên  hệ  thống  các  lễ  hội
      dần gian truyển thống phong phú. Mỗi lễ hội đểu có bản sắc riêng gắn với tôn giáo,
      tín ngưỡng của cư dân bản địa.  Cũng như nhiều mển quê Bắc Bộ khác, ở nhiểu địa
      phương của phố  Hiến hiện  còn lưu giữ được một số loại hình nghệ thuật dân  gian
      truyển thống độc đáo như múa lân, múa rồng, múa tứ linh và những làn điệu dân ca
      có giá trị như ca trù, hát trống quần, hát xẩm, hát chèo.

                             Môt « ồ  í> i  tícVt lỊcli fử - VẰM  VioÁ Việt
                                        c   229  >
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231