Page 222 - Di Tích Lịch Sử
P. 222

Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên ứiay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng
      Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng ứií (ông không ứiam dự 2 khoa ứii đầu
      tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chúih thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng
      Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triẽu Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng
      nguyên. Năm 1542 ông xin vê' quê ở ẩn sau 8 năm làm quan tại triều đình. Tới năm Giáp
      Thìn (1544), vua Mạc lại phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rổi sau lại thăng ông lên
      chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Người Trung Hoa khen Trạng
      Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là “An Nam lí học hữu Trình Tuyển”, ông tinh thông vê' thuật
      số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. ông đã cho
      ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Nhận
      xét vể Nguyễn Bỉnh Khiêm, rứià sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch ừiễu
      hiến chương loại chí: “Một bậc kì tài, hiển dardi muôn thuở”. La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp
      khi vê' thăm đển thờ Nguyễn Bủih Khiêm, có bài thơ Quá Trình Tuyển mục tự (Qua thăm
      đển cũ Trình Tuyền) đã xem Trình Tuyển là người có tài “Huyền cơ tham tạo hoá” (nắm
      được huyền vi xen vào công việc của tạo hoá). Tiến sĩ thời Hậu Lê, Vũ Khâm Lân đã làm
      bia ở đền Trạng Trình và nói rằng daiứi tiếng Trạng như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu nghìn
      năm sau như vẫn một. Những đóng góp của ông đã được triều Mạc ghi nhận và cho xây
      dựng đển thờ. Ngôi đền đó hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và được
      Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử -  'Văn hoá cấp Quốc gia năm 1991.
          Toàn bộ quần thể đển thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được quy hoạch trên
      một diện tích rộng 5,7ha, thuộc làng Trung Am. Tất cả các hạng mục kiến trúc được
      sắp xếp hợp lí, khoa học, cảnh quan hài hoà khiến cho du khách cảm tưởng như đang
      đến thăm một danh lam nào đó. Khu di tích gổm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên;
      đển thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiển đường, hai gian hậu cung, phía
      trước có hai hổ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đến ghi 4 chữ
      “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần
      mộ cụ thần sinh ở phía sau đển; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng
      8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng l.OOOm^; chùa Song Mai; nhà Tổ có tượng thờ bà
      Minh Nguyệt, vỢ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tần, nơi lưu giữ quan niệm
      mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
          Phía trước 2 bên đền có 2 hồ tròn và vuông tượng trưng cho trời và đẫt. Trên hồ Thái
      Nhâm, ở khoảng đất giữa hồ (có cầu bắc qua) còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu lứià Lê
      (1736) ghi lại việc xây dựng đền thờ và tên những người đã đóng góp xây dựng đến. Trải
      qua mưa nắng và thời gian, nhiều chữ trên bia đã mờ, khó đọc. Qua khỏi cổng tam quan
      với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đển Trung Am) là ngôi đển thờ chúứi gổm 3 gian, là nơi
      đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bmh Khiêm. Trong đền có thờ tượng Trạng Tr'mh với y
      phục triểu chứih. Bức hoành phi đại tự ở chứủi giữa có 4 chữ “An Nam lí học” từ câu “An
      Nam lí học hữu Trình Tuyền” có nghĩa là am hiểu vẽ H học ở nước An Nam có Trìiứi Tuyển
      hẩu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), do Chu Sán, sứ giả nhà Thanh (Trung Quốc) để
      tặng. Tượng ông được làm bằng gỗ, thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội
      mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò.

                              Một tồ ĩ>i ticti lỊcVt sứ -  VẲM VioÁ Việt NA»ti
                                        <   225  )
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227