Page 219 - Di Tích Lịch Sử
P. 219

dựng khang trang hơn, trở thành đền Nghè và được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch
         sử -  Văn hoá cấp Quốc gia năm 1975.
             Tương truyền,  khi bà  Lê  Chân  gieo  mình xuống  sông  thì hoá đá trôi trên  mặt
         sòng Kinh Thầy. Khi trôi đến bến Đá trên đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của bà
         (nay là bến Bính) thì xoay tròn trên mặt nước. Nhân dần làng An Biên biết bà đã hiển
         thánh, liển rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về.  Khiêng đến
         khu vực Đến Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn
         chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ bà.  Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ,
         mái lợp gianh. Trải qua các triểu đại phong kiến khác nhau, đển đã được sửa chữa và
         trùng tu nhiều lần. Năm 1919, đền được xây dựng khang trang gồm 2 nhà chính -  tiền
         tế và hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3 gian, năm 1926 đền lại xây thêm
         toà tiền tế 5 gian). Do vậy, đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến
         trúc thời Nguyễn, đầu thế kỉ XX bao gồm: tam quan, toà bái đường, thiêu hương, hậu
         cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá.
             Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá
         trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử
         của nữ tướng Lê Chân. Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi để tài vũ hội long vân
         đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển, ở  toà thiêu hương có chiếc sập đá đổ sộ,
         tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung,
         tượng nữ tướng ngồi trên ngai thờ,  đặt trong một khám lớn sơn son,  thếp vàng với
         dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp. Đến thăm quần thể đền Nghè, ngoài việc chiêm
         ngưỡng tượng đài, quý khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong đển là Khánh
         đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình
         chiếc khánh (có chiểu cao  Im, rộng l,6m).
             Bên cạnh việc trùng tu lại đền Nghè xưa, tháng 11/1999, thành phố Hải Phòng đã
         tiến hành khởi công xây dựng và ngày 31/12/2000 khánh thành tượng đài nữ tướng Lê
         Chân bằng đổng, cao 7,5m; nặng  19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách
         đền thờ Bà khoảng hơn lOOm vể phía tây bắc. Với những đầu tư xây dựng đó, các hoạt
         động lễ hội ở đền Nghè cũng ngày càng được chú ý và thu hút được nhiều du khách
         thập phương tham gia. Hội đển Nghè được tổ chức từ  ngày mồng 8 đến ngày mổng
          10/2 âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm nữ tướng
          Lê Chân.
              Đình Kênh nằm ở phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chần, thành
          phố Hải Phòng là một công trình lịch sử thờ Ngô Quyến và có giá trị lịch sử, kiến trúc,
          điêu khắc vào loại bậc nhất của thành phố. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng
          2km vể phía đông, đình Hàng Kênh được coi là công trình kiến trúc mang đầy đủ dáng
          dấp và phong cách nghệ thuật của một ngôi đình cổ Việt Nam.
              Đình được xây dựng năm Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười bốn (1719)
          và đã qua nhiều lẩn trùng tu tôn tạo. Đến năm  1841, đình được chuyển ra vị trí hiện
          nay.  Lân trùng tu quan trọng nhất năm  1919 đã đem lại diện mạo như ngày nay cho
          đình Kênh.


                                 Một số bi tícli lịcV) sử -  VẴM tioẮ Việt NAm
                                            (  222 y
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224