Page 216 - Di Tích Lịch Sử
P. 216

khoa.  Nơi  đây thờ  Đức  thánh  Khổng  Tử,  tôn  vinh  các  bậc  Nho  học  tiêu biểu  cho
      truyền thống hiếu học của người xứ Đông từ mấy trăm năm và phối thờ thêm 8 vị Đại
      khoa tiêu biểu cho các lĩnh vực và thời đại (trong đó có 7 vị là người Hải Dương): Nhà
      giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần, thế kỉ XIII -
      XIV)  , Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi (thời Lê Sơ, thế kỉ
      XV)  , Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (thời Mạc, thế kỉ XVI), Đại danh y, Thiển
      sư Tuệ Tĩnh, Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mạnh (thời Trần, thế kỉ XIII -  XIV), Thẩn
      toán Vũ Hữu (thời Lê Sơ, thế kỉ XV) và Nghi Ái quan, Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (thời
      Mạc, thế kỉ XVI). Văn miếu Mao Điển thờ hơn 600 tiến sĩ chính là nơi hội tụ tinh hoa
      văn hoá giáo dục của một vùng đất học nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Với
      ý nghĩa đó, Văn miếu Mao Điển đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử -  Văn
      hoá cấp Quốc gia năm  1992 theo Quyết định số 97/QĐ-VH.
          Từ giữa thế kỉ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ,
      quan lại, nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong
      đó có Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương
      (nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đầu
      thế kỉ XVI,  do Thăng Long bất ổn vê' chính trị nên  nhà Mạc  đã tổ  chức 4 khoa thi
      Hội tại trường thi Mao Điển. Trong đó, tại khoa thi Ất Mùi năm Đại Chính thứ sáu
      (1535), trấn  Hải Dương có Nguyễn  Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kì
      thi: Hương, Hội, Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên. Đến thời Tầy Sơn
      (1788 -   1802), để thuận tiện cho việc quản lí của trấn, Văn miếu được di chuyển từ xã
      Vĩnh Lại, huyện Đường An yể xã Mao Điển, huyện Cẩm Giàng, hỢp nhất với trường
      thi Hương (nay là Vàn miếu Mao Điển và cánh đổng Tràng) trở thành công trình rộng
      tới 10 mẫu (3,6ha).
          Văn miếu và trường thi trấn Hải Dương có một lịch sử vẻ vang -  nơi đã đào tạo
      hàng ngàn cử nhân, tiến sĩ nho học hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ đại
      khoa trong 185 kì thi (1075 -  1919), cả nước có 2.898 tiến sĩ thì trấn Hải Dương có 637
      vị, trong số 46 Trạng nguyên thì Hải Dương có  12 người. Đặc biệt, Hải Dương còn có
      “làng tiến sĩ xứ Đông” thuộc thôn Mộ Trạch, xã Tân Hổng, huyện Bình Giang. Tại đây
      có 39 vị tiến sĩ nho học qua các thời kì lịch sử. Sau khi đỗ đạt, hẩu hết các vị đại khoa
      đểu mang hết tài năng của mình để xây dựng đất nước. Do đó, Văn miếu Mao Điển
      ngay từ xa xưa đã trở thành một niềm tự hào của nhân dần trong vùng.
          Vê' mặt kiến trúc, ngay từ khi mới xây dựng, Văn miếu Mao Điển đã là một công
      trình văn hoá bê' thế, uy nghi. Văn miếu được xây dựng theo hướng nam gổm các hạng
      mục: bái đường, hậu cung mỗi tòa 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị, đông vu, tây vu, gác
      Khuê văn,  gác Chuông,  gác  Khánh,  đài Nghiên,  tháp  Bút,  Nghi  môn,  Thiên  Quang
      tỉnh và Khải thánh thờ thân phụ và thân mẫu Khổng Tử.
          Từ Quốc lộ 5, du khách có thể nhìn thấy cổng tam quan đổ sộ (một cổng chính
      và hai cổng phụ) và cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi in bóng dưới hồ nước xanh
      mát tôn vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch cho Văn miếu. Tương truyền, cây gạo cổ thụ này
      được trồng từ nám Cảnh Thịnh thứ chín (1801)  -  thời điểm tái thiết Văn miếu trấn

                              Một số M tícVi lịcli svr - VẲM lioẮ vtệt MAtM
                                         C  2  1  9  >
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221