Page 217 - Di Tích Lịch Sử
P. 217

Hải Dương tại Mao Điển. Cổng chính gồm hai tẩng, tầng trên thu nhỏ ở phía trên nóc
          tầng dưới và có ba cửa vòm, phía trên ba cửa có lợp mái ngói hai tầng và có hai con
          rồng cách điệu.
              Với kiến  trúc truyền  thống hai tẩng tám  mái được làm hoàn  toàn bằng gỗ lim,
          lầu chuông và lẩu trống nằm ngay đầu hổi của hai dãy nhà giải vũ và có hình  dáng
          giống nhà thủy đình (nhà này thường được thiết kế trên hổ để cho vua chúa, quan lại
          ngày xưa xem biểu diễn múa rối nước).  Chuông đổng nặng  1.042kg, có đường kính
          miệng  115cm, cao  150cm. Trống đại có đường kính miệng  150cm, chu vi tang trống
          là 565cm, dài 188cm.
              Dãy điện thờ chính bao  gốm hai toà nhà lớn  7 gian có  mái cong vút, chạm  trổ
          hình rồng, phượng sánh đôi là bái đường và hậu cung. Bái đường trước kia là nơi bái
          lễ của các bậc quan trường, học giả. Hiện nay, đây là đặt bàn thờ công đổng với chiếc lư
          hương bằng đá và khánh đá từ thời Tây Sơn (đây là hai di vật cổ nhất của Văn miếu còn
          được giữ lại đến ngày nay), ở  bức tường hai bên có treo bảng danh sách 637 vị tiến sĩ
          quê ở trấn Hải Dương xưa. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm
          ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà đông vu, tây vu.
              Phía trong hậu cung của Văn miếu thờ chín bài vị. Chính giữa thờ Khổng Tử, lần
          lượt hai bên là bài vị của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, thầy giáo Chu Văn
          An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Danh
          sĩ Phạm Sư Mạnh, Nhà toán học Vũ Hữu, Danh y Tuệ Tĩnh, nữ Tiến sĩ đầu tiên của
          nước ta Nguyễn Thị Duệ.
              Năm 1948, giặc Pháp đã chiếm đóng nơi đầy và lập quận Mao Điền. Trong thời kì
          kháng chiến chống Mỹ, Văn miếu được sử dụng làm nơi chứa lương thực và vật tư của
          Nhà nước.  Do năm tháng và chiến tranh, vào giai đoạn  1980 -   1990, Văn miếu Mao
          Điển bị xuống cấp rất nghiêm trọng, hầu hết đổ thờ tự bị phá huỷ hoặc thất lạc. Năm
          1991, cán bộ và nhân dân xã cẩm Điền bắt đầu đóng góp công sức tu bổ di tích. Năm
          1994,  chính  quyển tiến  hành tu bổ bái  đường, hậu  cung,  năm  1995  khôi  phục  nghi
          môn, năm  1999 và 2001  tiếp tục tu bổ hậu cung, đông vu và khôi phục tây vu. Ngày
          26/6/2002, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khởi công thực hiện dự án
          trùng tu tôn tạo di tích với quy mô lớn và đến ngày 20/4/2004 thì hoàn thành, mở cửa
          đón tiếp du khách thập phương.
              Xưa kia, cứ vào ngày 17 và 18 (chính lễ là ngày 18) tháng 2 và tháng 8 ầm lịch, trấn
          Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử. Tiếp nối truyển thống đó, hiện nay, cứ vào tháng
          2 và tháng 8 âm lịch hàng năm, Ban quản lí Văn miếu Mao Điền tổ chức lễ hội phục
          vụ nhân dân trong vùng và du khách, trong đó có lễ hội xuân được tổ chức vào tháng
          2 (chính hội là ngày 18/2) có quy mô rất lớn. Sau khi dự lễ hội ở Văn miếu Mao Điền,
          chúng ta có thể tiếp tục thăm Côn Sơn -  Kiếp Bạc và những di tích lịch sử -  văn hoá
          ở Quảng Ninh, Hải Phòng trong một chuyến đi dã ngoại dài ngày.







                                 Một số ĩ>i ticti lỊcVi sví -   VẰM  VioÁ Việt Nam
                                            c   220  >
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222