Page 213 - Di Tích Lịch Sử
P. 213
Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hoà, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng -
Kì Lân cách Hà Nội khoảng 75km, là một trong ba trung tâm của thiển phái Trúc Lâm
thời Trần. Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng
Đạo, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Danh từ Kiếp Bạc là ghép
từ tên của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Vị trí của đển rất đặc
biệt là nằm dựa lưng vào núi Trán Rổng, quay mặt ra Lục Đáu Giang - nơi hội tụ của
sáu con sông; sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và
nhánh chính của con sông Thái Bình. Quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được
xếp hạng Quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho
phước lành. Trong dân gian còn gọi là chùa Hun vì tương truyền núi Côn Sơn là nơi
hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của
Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỉ X.
Nơi đầy, văn hoá Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều
thế kỉ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công
trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành
phi, câu đối; qua văn hoá Lý - Trấn, Lê - Nguyễn và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi
khai quật khảo cổ học. Thiền sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của Thiển phái Trúc Lâm -
một thiền phái mang màu sác dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn,
Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết
pháp, phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), Thiển
sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho chùa ruộng để thờ
và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyến Quang tôn giả”.
Chùa xưa là một công trình kiến trúc vĩ đại gồm 385 pho tượng, từng là quần thể
nguy nga với 83 gian lát gạch đỏ, ngói để men màu. Đến nay, chùa vẫn giữ lại được
những ngọn đá chạm cánh sen và một số ngói mũi hài đời Trần. Trước sân chùa có
một cầy cổ thụ 600 tuổi làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và uy nghi của chùa. Chùa
kiến trúc theo kiểu chữ cồng, gổm Tiến đường, Thiêu hương, Thượng điện là nơi thờ
Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3m. Tiếp đến nhà tổ là nơi thờ
các vị tồ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lầm Trần Nhân Tông, Thiền
sư Pháp Loa và Thiển sư Huyền Quang.
Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm tuổi phong trần xen
lẫn những tán vải thiểu xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, có 2
tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời
Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Phía sau chùa là khu mộ tháp Đăng Minh Bảo Tháp, được
xây dựng toàn bằng đá xanh cao 3 tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng của sư Huyền
Quang. Dưới chân Đăng Minh bảo tháp là giếng Ngọc mà người xưa tương truyền
giếng này là con mắt của con Kì Lân.
Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc thang đá là tới đỉnh Côn Sơn cao 200m, trên
đỉnh có một phiến đá khá rộng gọi là Bàn Cờ Tiên. Nơi đầy có một cái am nhỏ gọi là
am Bạch Vân hình chữ Công với tám mái chảy, có lan can xung quanh. Đến chùa, du
Một số b i tícVt lịcVt sử - VĂM Vioíi Viét N A m
( 2 1 6 )