Page 209 - Di Tích Lịch Sử
P. 209
Đại Trung môn làm kiểu ba gian, xây trên nến gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài,
có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chồng nóc. Con đường thẳng từ
Văn miếu môn tới Đại Trung môn chạy thẳng tới Khuê Văn các. Từ hai cửa Đạt Tài
và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng
với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành bốn dải khá cân bằng. Hai hổ
nước được đào ở vị trí tương tự như ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ
có cây cỏ, cộng với dãy tường ngăn và lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất
thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.
Khuê Văn các là một lẩu vuông tám mái, bao gổm bốn mái thượng và bốn mái
hạ, cao gẩn chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn xây dựng vào
năm 1805. Gác dựng trên một nển vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bể
có chiểu dài là 6,8m. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn các rất hài hoà và độc đáo. Tầng
dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài Im và trên các mặt trụ đểu
có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp
vàng trừ mái lợp và những phẩn trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu
đất nung hoặc vôi cát có độ bển cao. Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên
gác. Bốn cạnh sàn có diểm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng
bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đểu làm một cửa tròn có những thanh gỗ
chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và
những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thếp
vàng ba chữ (Khuê Văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ
Hán thếp vàng.
Hiện vật giá trị bậc nhất ở Văn miếu là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải
trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia đểu
quay vê' phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, bốn mặt
bỏ trống, nển cao, giữa nến có bệ, cửa đểu trông thẳng xuống giếng. Trong 82 tấm bia
còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ Ba (1442). Tấm cuối cùng dựng vào năm 1780,
khắc tên các tiến sĩ đỗ khoa Kỉ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ bốn mươi (1779).
Vào ngày 9/3/2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tám bia tại Văn miếu -
Quổc Tử giám là Di sản tư liệu thế giới
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực chính của di tích Văn miếu - Quốc Tử giám.
Cửa Đại Thành là một kiến trúc ba gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng
cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc ba chữ (Đại
Thành Môn) theo chiểu ngang. Bức hoành sơn thếp được để năm 1888 là minh chứng
cho lần tu sửa lớn vào thời Đồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một bằng cứ gián tiếp
cho năm khởi dựng Văn miếu vào thời vua Lý Thánh Tông.
Cửa Đại Thành mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính gổm nơi thờ
Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiển và cũng là nơi giảng dạy của trường
giám thời xưa. Chính trước mặt là tòa đại bái đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm
trải suốt chiểu rộng của sân, nối giáp với đẩu hổi của tả vu, hữu vu hai bên, tạo thành
Môt số t>í ticVi lỊcVi s ử - VẴM VioÁ việt Nikm
c 2 12 >