Page 205 - Di Tích Lịch Sử
P. 205
hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ỏ thượng lưu sông Đà, sông Hổng,
sông Lô; do đó nhà Nguyễn đặt Tồng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây
để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gổm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay
bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang,
hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1822, vua Minh
Mạng cho xây thành Sơn Tầy theo kiến trúc Vauban - kiểu công trình quân sự lấy
theo tên kĩ sư Vauban người Pháp - nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai
làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành cổ
này, trong khoảng thập kỉ 70 - 80 của thế kỉ XIX, là một trung tâm phòng bị kháng
chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh
đạo như Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc Kì lần thứ
nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày
16/12/1883. Ngày 16/5/1924, Toàn quyển Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di
tích thành Sơn Tây và giao cho Trường Viễn Đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch
sử trung ương Pháp) quản lí.
Về mặt kiến trúc, thành có tổng thể hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao
5m, được xây bằng đá ong - loại đá đặc thù của vùng đất này. Theo thư tịch cổ, thành
có chu vi 326 trượng 7 thước (1.306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m),
mặt thành rộng 4m. Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1.792m), rộng
6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m). Thành có nhiểu lỗ châu mai ở phía trên
để cho quân lính nấp phía trong bắn ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối
phương khi giặc trèo lên tường thành.
Thành có 4 cửa quay ra các hướng và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiến, cửa
Hữu, cửa Tả. ở mỗi cổng đểu có lẩu canh phía trên (Vọng lầu) và chỉ có một lối ra
vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn
phía ngoài của thành. Xung quanh thành ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng
1.795m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía tây nam, nhưng hiện nay chỉ có hai
cửa chính là cửa Tiển và cửa Hậu, có cẩu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục
kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng bắc đông bắc
- nam tây nam.
Trước đây các cây cẩu bắc qua hào đều bố trí vào vị trí của tháp và lệch với vị trí
cổng thành để có lợi cho việc phòng thủ. Năm 1883, quân Pháp tấn công thành khiến
cửa Hậu bị hư hại nặng. Cửa Tiền là cổng phía nam của thành Sơn Tây, hơi lệch vê'
phía tây. Cây cầu bằng gạch bắc qua hào nước không được bố trí ngay trước cửa ra
vào mà được xây dựng vào khoảng giữa tháp. Sau khi chiếm được thành, người Pháp
đã cho mở một cửa mới ở ngay trước cầu để tiện đi lại, nhưng cổng cũ vẫn được giữ
nguyên cho đến ngày nay. Trong trận Pháp đánh thành Sơn Tây (1883), cửa Hữu đã
bị đại bác của quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Sau khi chiếm được thành, người Pháp
cho xây lại để ngăn cản quần Cờ Đen tấn công chiếm lại thành. Cửa Tả là cổng thành
phía đông lệch nam của thành cổ Sơn Tây, nhìn ra chợ Nghệ, bưu điện Sơn Tây (phố
Phùng Khắc Khoan).
Một số bl ticíi lỊcVi svf - VẲM lioÁ Việt 'Nami
( 208 >