Page 202 - Di Tích Lịch Sử
P. 202

bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của
       người Việt cổ”.
           Thành có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài là 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong l,6km.
       Thành được xây theo phương pháp đào  đất đến  đâu, khoét hào đến đó, thành đắp
       đến  đâu,  lũy xảy đến  đó.  Mặt  ngoài  lũy dốc  thẳng  đứng,  mặt  trong xoài  để ngoài
       đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 -  5m, có chỗ 8 -  12m.
       Chân lũy rộng 20 -  30m, mặt lũy rộng 6 -   12m.
           Xung quanh Cổ Loa có một mạng lưới thủy văn dẩy đặc, tạo thành một vùng
       khép  kín,  thuận  lợi  cho  việc  xây  dựng  căn  cứ  thủy  binh  hùng  mạnh.  Thuở  ấy,
       sông Thiếp -  Ngũ Huyền Khê -  Hoàng Giang thông với sông Cẩu ở Thổ Hà, Quả
       Cảm (Hà Bắc); thông với sông Hổng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây
       thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa
       phương đóng thuyền chiến. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế
       tạo  côn, kiếm,  giáo,  mác và nỏ liên châu,  mỗi phát bắn  nhiều mũi tên.  Có  nhiều
       bằng chứng khảo cồ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đông có thể dùng nỏ
       liên châu ở đây.
           Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự
       nhiên. Họ tận dụng chiểu cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên
       hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn
       theo địa hình chứ không theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người
       xưa lại xây thành bên  cạnh con  sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ,
       vừa là nguổn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
       Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng
       làm nơi tụ họp cho hàng trăm thuyển bè.
           Chất liệu chủ yếu  dùng để xây thành là đất,  sau  đó là  đá và gốm vỡ.  Đá được
       dùng  để kè  cho  chân  thành  được  vững  chắc.  Các  đoạn  thành  ven  sông,  ven  đẩm
       được kè nhiểu đá hơn. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền
       khác  đến.  Xen  giữa  đám  đất đá là  những lớp  gốm  được  rải  dày mỏng khác  nhau,
       nhiểu nhất là ở chần thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ
       học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lổ gổm ngói ống, ngói bản, đẩu ngói, đinh
       ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau và ngói được trang trí nhiểu loại hoa
       văn ở một mặt hay hai mặt.
           vể mặt quân  sự,  thành  Cổ  Loa thể hiện  sự sáng tạo  độc đáo  của người Việt cổ
       trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu
       rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua,
       triều đình và kinh đô.  Đổng thời đây cũng là một căn cứ kết hỢp hài hoà thủy binh
       cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng
       bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
           Vế mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành cổ
       Loa là một chứng cứ vê' sự phân hoá của xã hội thời ấy. Thời kì này, vua quan không
       những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập

                               Một tè í>i ticVi lịcíi sử -  VẰM tioẮ Việt Nam
                                          C   205  >
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207