Page 206 - Di Tích Lịch Sử
P. 206

Chính giữa thành là “Vọng cung nữ” vể hướng nam, là nơi nghỉ của vua mỗi khi
      đi tuần thú và là nơi các quan trong trấn hàng năm, hai mùa xuân thu đến tế lễ hoặc
      “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.
          Trước  điện  Kính  Thiên  là  một  sân  rộng  lát  gạch,  phía  ngoài  cổng  có  bức bình
      phong xây bằng gạch,  đắp hình nổi “Long vân khánh hội” bằng vôi vữa.  Tiếp  đó là
      Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra Kì đài (cột cờ) xây trên một bệ hình chóp
      vuông  cụt bằng đá  ong,  cao  khoảng  18m.  Phía tầy thành là Võ  miếu  -   nơi thờ các
      tướng sĩ đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành.
          Bên cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh: Tổng đốc (sau đổi
      là Tuần phủ), Bố chánh (hay Án sát), Đê' đốc và Đốc học. Về phía đông của Vọng cung
      là ngục thất (trại giam), kho lương và Trại con gái -  nơi vỢ con binh lính ở.
          Hình  ảnh vể thành cổ  Sơn  Tây đã  được miêu tả thông qua ngòi bút của bác  sĩ
      Charles Edouard Hocquard trong quân đội viễn chinh Pháp năm 1884 như sau: “Bên
      trong, giữa thành có một tháp cao  18m (cột cờ). Còn lại là Hành cung, nhà ở của các
      quan tỉnh và kho lương. Phía trước tháp có 2 bể nước lớn hình vuông xung quanh xây
      gạch và lan can bảo vệ. Theo người ta nói lại, trước đây một bể chứa nước dùng cho
      quân đồn trú, còn một bể dùng nuôi cá phục vụ bữa ăn... Cửa đi vào bên trong tháp
      (cột cờ) đang mở, tôi lên trên đó để xem. Bên trong tháp có một cầu thang xoáy trôn
      ốc với khoảng 50 bậc bằng đá tảng. Cầu thang này được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
      trời qua những cửa sổ tròn nhỏ, làm cho người ta có cảm giác như đang trèo lên tháp
      chuông nhà thờ ở quê hương chúng ta (ở Pháp)... nhấp nhô tám kho gạo dẫn vào hành
      cung. Hành cung nổi bật hẳn lên với hình bốn cạnh, mái hai tầng uốn cong, phần nhô
      ra được trang trí bằng những quái vật đẩu sư tử mặt nhăn nhó ghép bằng những mảnh
      sứ xanh lơ gắn xi măng. Hành cung trông ra một sân rộng vuông vức, lát bằng những
      phiến đá rộng, mài nhẵn. Lối vào sân có hai con sư tử được tạc với kích thước lớn như
      thật, đang đứng vươn mình trên những khối đá hoa cương màu xám trông rất đẹp. Để
      vào sân, người ta phải đi qua một hàng hiên đổ sộ hai tẩng mái có trổ ba cửa và những
      gác chuông nhỏ cũng được trang trí nhiều hình tượng khác nhau bằng các mảnh sứ
      xanh lơ giống như một ngôi chùa”. Đoạn viết trên đã làm toát lên hình ảnh khái quát
      nhất vể thành cổ Sơn Tầy ở cuối thế kỉ XIX, viỉa thể hiện được những nét quan trọng
      trong việc bố phòng của thành, vừa cho thấy vị trí của từng khu trong thành là rất rõ
      ràng, vừa làm toát lên tính sáng tạo của nhân dân khi xây dựng được ngôi thành khá
      kiên cố, đổ sộ.
          Trải qua gần 200 năm, bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, thành Sơn Tây đã bị phá
      huỷ phẩn lớn, hiện nay chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công
      và một số phế tích  như vọng lâu,  nền  điện  Kính Thiên,  giếng nước,...  Do vậy,  ngày
      16/2/2009, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang di tích lịch
      sử văn hoá Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long -  Hà
      Nội.  Tuy vậy, nơi đầy vẫn là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Sơn Tây, là
      điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với vùng đất phía tây Hà Nội, là địa chỉ
      khám phá hấp dẫn của những người yêu lịch sử.


                              Mdt »ố M  ticVi lỊcVi tU -  VÀM VioẢ Việt 'Navm
                                         (   209  >
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211