Page 208 - Di Tích Lịch Sử
P. 208
trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Vàn miếu và chỉ thờ
Khổng Tử. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Vàn miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành
Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn các, Văn miếu chỉ còn mang tính chất của trấn
Bắc Thành, sau đổi thành Văn miếu Hà Nội.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường đại học đẩu tiên ở Việt Nam: Quốc Tử
giám bên cạnh Văn miếu. Ban đấu, trường chỉ dành riêng cho hoàng tử và con các bậc
đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử
giám thành Quốc học viện, cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân
học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám
Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370, ông mất,
được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử. Vào năm 1484,
Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở
đi. Mỗi khoa có một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12
khoa thi cao cấp. Đến thời Nguyễn, Quốc Tử giám đổi thành học đường của phủ Hoài
Đức và sau đó xây thêm đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, thực
dân Pháp nã đại bác làm đổ sập Quốc Tử giám, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên
đá. Vì vậy, hình ảnh của Văn miếu - Quốc Tử giám hiện nay đã không còn được như ngày
xưa bởi sự tàn phá của thực dân Pháp và đã được sửa chữa, xây dựng lại.
Khu Văn miếu - Quốc Tử giám có tường gạch vổ bao quanh, phía trong chia
thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian được giới
hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau. Từ ngoài vào trong có lần lượt các
cổng là: Văn miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học. Quấn thể
kiến trúc này nằm trên diện tích 54.33 Im^ bao gồm: hổ Văn, khu Văn miếu - Quốc Tử
giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu và Quốc Tử giám.
Trước mặt Văn miếu có một hồ lớn gọi là hồ Wn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hổ.
Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
Văn miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Tầng trên có ba chữ (Wn
miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong hệ
thống kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt; cửa chúih
giữa thực chất xây 2 tẩng, mặt bằng hình vuông. Phía trước Văn miếu Môn là tứ trụ (nghi
môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên là mốc ranh giới chiểu ngang phía trước mặt cổng. Xưa
kia dù là công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn miếu đểu
phải xuống đi bộ ít nhất đoạn giữa hai tấm tấm bia Hạ mã mới lại được lên xe lên ngựa. Tứ
trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình hai con nghê chẩu vào. Quan
niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện.
Hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau.
Từ cổng chính Văn miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo
đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn, bên
trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Trong khu vực này trổng cây bóng
mát gẩn kín mặt bằng. Hai chiếc hổ chữ nhật nằm dài sát theo chiểu dọc bên ngoài.
Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi “văn vật sở đô”.
Môt số bi ticVi lỊcti svr - VẲM VtoẮ Vỉệt NAm
( 2 1 1)